Bí đao ít năng lượng, nhiều khoáng tố và các hợp chất thiên nhiên, đặc biệt là chất hyterin-caperin có khả năng ngăn không cho đường chuyển hóa thành mỡ trong cơ thể

Theo Đông y, bí đao có vị ngọt, tính lạnh, không độc, vỏ quả tính mát có tác dụng lợi tiểu, tiêu viêm, tiêu thũng, giải nhiệt. Hạt giúp kháng sinh tiêu độc, trừ giun, thanh nhiệt thẩm thấp, hóa đàm bài nung.

Nghiên cứu dược lý cho thấy quả bí đao chứa β-sitosterol, β-sitosterol acetat, lupeol và lupeol acetat, 0,4% protein, 0,1%lipit, 3,2% carbohidrat, 0,3% chất vô cơ và vitamin B. Sáp và vỏ quả chứa chất triterpen gọi là isomultiflorenol acetat.

Hợp chất hyterin-caperin trong bí đao có khả năng ngăn không cho đường chuyển hóa thành mỡ trong cơ thể… (Ảnh: qua khoahocphattrien.vn)

Bí đao được dùng để trị nhiều bệnh như thận, viêm thủy thũng, tiểu tiện không thông, đái tháo đường, bạch đới, trẻ em nóng sốt vào mùa hè, viêm thận cấp tính, toàn thân phù thũng, ngộ độc cua, cá. Hạt trị ho, giải độc, trị rắn cắn. Đặc biệt, hạt bí để lâu ngày chữa được bệnh bạch đới.

1. Phù thũng (cả mình và mặt đều phù)

Dùng bí đao và hành củ nấu canh với cá chép ăn thường ngày; hoặc 40 g bí đao, 40 g đậu đỏ sắc đặc uống hằng ngày.

2. Tiểu không thông, tiểu đục, tiểu ra chất nhầy

Vỏ bí đao sắc đặc lấy nước uống.

3. Bệnh tiết niệu sinh dục – tiểu dắt

uống nước bí đao hoặc ăn bí đao sống thái chấm muối.

4. Đái tháo đường

20 g vỏ bí đao, 20 g vỏ dưa hấu, thiên hoa phấn (qua lâu căn) 20 g. Tất cả đem nấu với một lít nước để sôi 10 phút rồi trữ vào ấm uống cả ngày. Hoặc dùng 100 g bí đao tươi để cả vỏ và hạt, củ mài 50 g, lá sen 50 g nấu nước uống cả ngày.

5. Đái tháo đường, miệng khát tâm phiền

Dùng 300 g thịt quả bí (đông qua nhương) thu trữ vào mùa hạ – thu rồi phơi khô dưới nắng to hoặc sấy than, nghiền nát. Mỗi lần dùng 1/10 sắc nước gạn bỏ bã, uống khi còn ấm.

6. Bạch đới

Dùng 250 g hạt bí đao lâu ngày đem sao lên, nghiền nát vụn, mỗi lần dùng 15 g pha với nước cơm uống mỗi ngày 2 lần, liên tiếp 5-7 ngày.

7. Thận khí hư suy, lưng đau gối mỏi, suy giảm chuyện chăn gối

Bí đao 100g, lộc nhung 5g, trứng bồ câu 5 quả lấy lòng đỏ, dầu, muối, gia vị. Bí đao giã nhuyễn, nhung thái mỏng ngâm rồi hấp. Tất cả đánh đều hấp chín ăn cách ngày 1 lần trong tháng.

Bí đao hỗ trợ tốt cho người thận yếu, đau lưng, mỏi gối (Ảnh: qua Elinerfood.com)

8. Ho gà, viêm phế quản cấp và mạn

Hạt bí đao 15g trộn với đường phèn giã mịn nhào với mật ong uống với nước đun sôi để nguội. Ngày 2-3 lần.

9. Hen suyễn

Quả bí đao còn cuống, bổ ra cho đường phèn hấp chín. Ăn hết khoảng 4 quả mới thấy rõ hiệu quả. Có thể thêm gừng.

Phổi có ung nhọt (viêm, áp xe…): Hạt bí đao, các vị bồ công anh, kim ngân hoa… ý dĩ sống, diếp cá, mỗi thứ 40g, rễ lau 20g, hạt đào cát cánh, cam thảo mỗi thứ 10g sắc uống.

10. Mũi chảy nước hôi (viêm mũi)

Bí đao, ý dĩ mỗi thứ 40g, nấu nước uống hàng ngày.

11. Ngộ độc thức ăn (tôm, cá nóc…)

Bí đao tươi, giã nát, vắt lấy nước thật nhiều để uống.

12. Bỏng

Vỏ bí đao sấy khô tan bột trộn dầu vừng bôi.

13. Sụn lưng do lao động

Vỏ bí đao đốt thành than tán bột uống với rượu, mỗi lần 6g.

14. Phạm phòng

Vỏ bí đao sao vàng 12g sắc uống. Ngày 3 lần.

15. Ung thư gan trong thời gian xạ trị và sau phẫu thuật

Thịt chân giò 100g, măng vụ đông 100g, nấm hương vụ đông 20g, giăm bông 30g, đậu xanh 10-20 hạt. Muối < 4g, dầu vừng 50g. Rượu vang 5g, mỳ chính. Các thứ tẩm gia vị đun cho chín rồi tưới dầu lên.

Bí đao cực kỳ hữu ích trong bổ trợ bệnh nhân ung thư (Ảnh: qua tapchigiadinh.com.vn)

16. Ung thư họng

Bí đao tươi 300g, hạt ý dĩ 50g, dầu ăn, gia vị. Nấu ý dĩ trước cho bung ra mới cho bí vào nấu chín, gia vị. Ăn cái uống nước. Chia hai lần ăn hết trong ngày.

17. Ung thư trực tràng, kết tràng

Đông qua nhân (hạt bí đao) 15g, đại hoàng 10g, đan bì 16g, đào nhân 10g, phác tiêu 8g. Sắc uống ngày 1 thang.

18. Ung thư phổi

Đông qua nhân 15g, sa sâm 15g, sơn dược 20g, cáp phấn 15g, ý dĩ 20g, phục linh 20g, tử sâm 20g, bạch cập 16g, bối mẫu 10g, đông trùng hạ thảo 5g, chính cam thảo 6g, tam thất 4g, bạch anh 30g, đông qua nhân 20g, lô căn tươi 20g, ý dĩ 30g, sắc uống ngày 1 thang.

19. Chống béo phì

Trong bí đao không có chất béo, ít năng lượng, thích hợp cho người muốn giảm cân.

20. Chữa tàn nhang, làm đẹp da mặt

350gr hạt bí, 30gr hạt sen, 15gr bạch chỉ, tất cả nghiền mịn. Hàng ngày, sau bữa ăn uống 1 thìa bột đó với nước đun sôi để nguội.
Trị sắc mặt nâu vàng

Lấy 1 kg bí đao gọt vỏ, thái miếng, trộn đều với 1,5 lít rượu gạo, 1 lít nước. Sau đó, nấu lên, lọc bỏ bã, tiếp tục nấu cô đặc thành kem, cho vào lọ dùng dần như kem dưỡng vào buổi tối.

21. Chữa rám má, sạm da

1 quả bí đao vừa phải, 100gr bán hạ, ½ lít rượu, ½ lít nước. Tất cả đun nát nhừ, lọc lấy nước cốt, cô đặc như cao rồi cho vào lọ dùng dần. Trước khi đi ngủ, bôi lên mặt một lớp mỏng, sáng dậy rửa mặt thật sạch.

22. Trị da khô

Dùng 40 g nhân ý dĩ ngâm nước qua đêm, 300 g thịt gà thái nhuyễn, 20 g miến, 500 g bí đao, 10 g nấm hương, 1 miếng tỏi, một ít hành, gừng, muối, rượu vang, dầu vừng. Cho ý dĩ vào nồi nước đun chín mềm, lần lượt cho thịt gà, bí đao, nấm vào nấu chín, nêm nếm gia vị vừa ăn. Miến và dầu vừng bỏ sau cùng.

23. Mặt nạ bằng bí đao

Công thức mặt nạ tự nhiên bằng bí đao tươi rất đơn giản: xay bí đao nhuyễn bằng máy xay sinh tố với chút mật ong, kể cả làn da hỗn hợp cũng không lo dị ứng hay nổi mụn.

Lưu ý:

Bên cạnh những tác dụng tuyệt vời của bí đao cần lưu ý khi sử dụng loại quả này bởi nó có tính xà phòng rất cao. Vì thế nếu bạn ăn sống bí đao hoặc uống nước bí đao sống được xay như sinh tố để mong làm đẹp thì không nên vì tính chất xà phòng của bí đao sống sẽ gây bệnh cho hệ thống tiêu hóa của bạn.

Bí đao rất tốt nhưng bạn cũng chỉ nên ăn 1bữa/tuần. Không ăn hàng ngày, không ăn liên tục trong nhiều ngày bởi không chỉ bí đao mà bất kì thực phẩm nào cũng vậy, nếu bạn ăn quá nhiều sẽ không tốt cho sức khỏe.

Cao Sơn 

Chuyên mục Sức khỏe, thời báo Đại Kỷ Nguyên nỗ lực mang đến cho bạn đọc những thông tin chính xác và bổ ích nhất. Tuy nhiên khoa học về thân thể người thật rộng lớn và còn nhiều điều y học chưa nhận thức đến được, do đó, các bài viết tại đây chỉ mang tính chất tham khảo. Mọi việc chẩn đoán, điều trị bệnh hay các tình trạng sức khỏe và làm đẹp cần phải có ý kiến các chuyên gia y tế được cấp phép.