Lo lắng mặc dù là một phần khó tránh khỏi trong cuộc sống, sự lo lắng thái quá không những không giúp bạn giải quyết được vấn đề mà còn gây ra những ảnh hưởng rất tiêu cực đến sức khỏe của bạn

Sự lo lắng quá mức sẽ khiến chúng ta gặp trở ngại trong việc việc ra quyết định, hoài nghi chính mình, tạo một cảm giác tê liệt trong cuộc sống hàng ngày khi chúng ta cứ tự hỏi mình, “Điều gì sẽ xảy ra nếu …?” Trong trường hợp cực đoan, quá lo lắng có thể là một dấu hiệu nghiêm trọng của việc rối loạn lo âu tổng quát. Và còn nhiều điều khác có thể bạn chưa nghĩ tới

1. Mất ngủ

embeddedIMG_dangersofworrying_850px_1_-600x600

Sự lo lắng làm các tế bào thần kinh căng thẳng khiến bạn không dễ gì ngủ được ngay cả khi đã sử dụng thuốc an thần.Chúng ta đều biết rằng, giấc ngủ đặc biệt quan trọng đối với cơ thể. Không ngủ đủ giấc sẽ gây ra những tổn hại khủng khiếp cho cả thể chất và tinh thần. Thêm nữa, việc không đủ tỉnh táo để suy tính công việc vào ngày hôm sau có thể khiến bạn đưa ra những quyết định thiếu chính xác và hệ quả nó mang lại sẽ khiến bạn phải chịu đựng nhiều hơn sự ưu phiền và dằn vặt.

2. Gặp sự cố với hệ tiêu hóa

embeddedIMG_dangersofworrying_850px_2_-600x600

Ít ai biết rằng, không phải đồ cay nóng hay bia rượu, mà chính lo lắng và các cảm xúc tiêu cực là nguyên nhân quan trọng nhất gây viêm loét dạ dày, hành tá tràng. Đối với nhiều người, lo lắng được đặc trưng bởi một cảm giác đau thắt hoặc nặng nề trong dạ dày như thể tất cả các bộ phận cơ thể của bạn đã bị trói vào một nút thắt lớn. Một số khác đối mặt với các triệu chứng như đau rát, ợ nóng, viêm loét và đôi khi là tăng cân bất thường.

3. Giảm trí nhớ

embeddedIMG_dangersofworrying_850px_3_-600x600

Sự căng thẳng của não bộ sẽ kéo theo những trục trặc trong bộ nhớ và quá trình xử lý thông tin. Trong một số trường hợp, lo lắng thậm chí còn gây ra nhiều vấn đề hơn. Nguyên nhân bắt nguồn từ việc bạn bị chúng đánh lạc hướng khỏi những gì đang thực sự xảy ra. Chẳng hạn, bạn sẽ không chú ý đến hệ thống đèn, biển báo tín hiệu trên đường, bạn quên đón con hay bỏ quên một món đồ giá trị tại một nơi nào đó…

4. Phá hủy làn da và mái tóc

embeddedIMG_dangersofworrying_850px_4_-600x600

Lo lắng và căng thẳng khiến cơ thể giải phóng cortisol – gây ra mụn trứng cá, và adrenaline – một hooc môn căng thẳng có thể gây rụng tóc khi chuyển đổi thành cholesterol. Việc này đặc biệt tệ đối với phụ nữ, nó sẽ khiến họ lo lắng và căng thẳng nhiều hơn

5. Giảm khả năng thụ thai

embeddedIMG_dangersofworrying_850px_5_-600x600

Một số phụ nữ nhận thấy rằng, căng thẳng khiến việc thụ thai của họ gặp khó khăn. Nguyên nhân xuất phát từ việc, sự lo lắng sẽ làm phức tạp quá trình thụ thai bình thường. Đôi khi, việc này có thể tạo ra những biến dị cho thai nhi, chính vì vậy, các nhà tâm lý học khuyến cáo các bà mẹ hãy tránh thụ thai trong những giai đoạn thời gian phiền muộn hay phải chịu đựng tâm lý rất căng thẳng.

6. Cholesterol và các vấn đề tim mạch

embeddedIMG_dangersofworrying_850px_6_-600x600

Lo lắng không chỉ làm tăng nhịp tim, chỉ số huyết áp mà còn gây rối loạn quá trình chuyển hóa Cholesterol trong cơ thể do tăng tiết Adrenalin. Tất cả các yếu tố này là thực sự bất lợi cho sức khỏe tim mạch của bạn

Làm thế nào để thoát khỏi sự ràng buộc này? bạn có thể tham khảo một số lời khuyên sau đây:

1. Bạn cần nhận ra rằng bạn đang lo lắng

embeddedIMG_dangersofworrying_850px_7_-600x600

Điều này nghe có vẻ lạ nhưng đôi khi chỉ làm cho mình biết rằng bạn đang lo lắng có thể giúp bạn dễ chịu hơn.

Nếu bạn cảm thấy sẽ thật tệ khi làm rơi đồ ăn trong bữa tiệc hay hoặc nếu bạn đang nghĩ tới tất cả những điều khủng khiếp có thể xảy đến với bạn trên đường đi làm. Hãy chính lại bản thân và nhắc nhở mình: “Này. Mình lại lo quá rồi! “. Cảm giác lo lắng sẽ giảm đi rất nhiều

2. Hãy chia sẻ nỗi niềm của bạn với ai đó

embeddedIMG_dangersofworrying_850px_8_-600x600

Lần sau, nếu bạn đang lo lắng về điều gì đó, hãy lên tiếng! Chia sẻ nó với bạn bè hay người thân những trăn trở, những nỗi niềm đang khiến bạn đau khổ sẽ khiến bạn cảm thấy nhẹ lòng hơn. Bạn bè và gia đình của bạn có thể đã từng trải qua những hoàn cảnh tương tự và họ có thể cho bạn những gợi ý và lời khuyên hữu ích

3. Học cách thư giản

759141-352788-14

Khi cảm thấy stress, rất nhiều người trong chúng ta chỉ nghĩ đến việc lao về phía trước – điều có thể khiến rắc rối chồng lên rắc rối.

Thay vào đó, hãy tìm một thói quen bạn thấy phù hợp có thể giúp bạn thư giãn mỗi ngày. Đó có thể là đi bộ, chơi thể thao, thực hành thiền định, đọc sách …..Theo thống kê, việc tìm đến những bộ môn thiền định có thể khiến tâm trí bạn trở nên mở rộng, tâm trạng thoải mái, nhẹ nhàng hơn.

➜ Xem thêm: Thiền định giúp khai mở trí tuệ, tăng kích thước não bộ

Những thói quen này sẽ khiến bạn có ít thời gian hơn để lo lắng, nó cũng có thể giúp bạn kiểm soát tốt hơn tâm trí để vượt qua những trở ngại, những điều không vui trong cuộc sống

4. Suy nghĩ thực tế

embeddedIMG_dangersofworrying_850px_10_-600x600

Khi bạn thấy mình lo lắng về điều gì đó, hãy tự hỏi khả năng nó trở thành sự thật là bao nhiêu? hay nếu điều đó xảy ra thì trong tình huống tệ nhất bạn sẽ mất những gì? Và bạn sẽ dễ thấy là, trong nhiều trường hợp, xác suất xảy ra là khá thấp và những thứ bạn mất sẽ không quá ghê gớm như bạn tưởng tượng. Bạn cũng nhận thấy rằng đôi khi, nhiều sự việc là ngoài tầm tay của bạn và việc bạn có lo lắng hay không cũng chẳng tác động được đến kết quả cuối cùng.

5. Hãy nghĩ về những điều đã từng xảy ra

embeddedIMG_dangersofworrying_850px_11_-600x600

Hãy lấy một mảnh giấy và ghi tất cả những lần bạn lo lắng trong quá khứ, nhưng kết quả cuối cùng lại rất tốt. Bạn sẽ thấy rằng, sự lo lắng hiện tại có vẻ đang vượt quá giới hạn rồi. Nếu quả thực hệ quả là quá lớn, hãy chuẩn bị tâm lý cho tình huống xấu nhất và sẵn sàng đối mặt, kết quả cuối cùng đôi khi lại nhẹ nhàng hơn rất nhiều điều bạn lo lắng

6. Tìm một chuyên gia tư vấn tâm lý

embeddedIMG_dangersofworrying_850px_12_-600x600

Nếu bạn đã thử nhiều biện pháp nhưng bất thành, hoặc nếu bạn thấy rằng tâm lo lắng của bạn đã thực sự ăn vào cuộc sống hàng ngày của bạn, nó có thể là dấu hiệu của một cái gì đó nghiêm trọng hơn, giống như một rối loạn lo âu. Hãy xem xét tìm gặp một chuyên gia tư vấn tâm lý.

Họ sẽ không chỉ cung cấp bạn có một liệu trình điều trị phù hợp mà còn luôn sẵn lòng tư vấn, chia sẻ và giúp bạn vơi đi những điều bạn đang lo lắng

Rất nhiều tác hại, cũng rất nhiều giải pháp, nhưng kỳ thực, phải thừa nhận rằng, trong cuộc sống hiện đại ngày nay, lo lắng đã trở thành một vấn đề thời đại và không dễ gì để có thể luôn vượt qua nó. Mặc dù vậy, cuộc sống là phải có những thử thách, sóng gió. Thay vì nhìn mọi thứ theo hướng tiêu cực, hãy luôn mạnh mẽ, kiên định, biết trân quý những gì mình đang có, bạn sẽ thấy rằng không khó khăn nào là không thể vượt qua. Những khổ nạn đó sẽ giúp bạn trưởng thành hơn mỗi ngày.

Hoài Anh

Xem thêm: