Được khắp nơi công nhận là nhà soạn nhạc vĩ đại nhất, nổi tiếng nhất và có ảnh hưởng tới rất nhiều những nhà soạn nhạc, nhạc sĩ, và khán giả về sau. Các tác phẩm của Beethoven đều là những tuyệt tác xuất sắc của nghệ thuật, thể hiện thành công những gì sâu thẳm nhất của tâm hồn. Cùng thưởng thức Tứ tấu đàn dây số 15 của Beethoven với chất nhạc vô cùng thánh thiện.

String Quartet No. 15 in A minor, Op. 132 là bộ tứ tấu đàn dây số 15 cung La thứ Opus 132 của Beethoven, được viết vào năm 1825, và ra mắt công khai vào ngày 6 tháng 11 năm đó bởi nhóm tứ tấu Schuppanzigh và dành riêng cho Bá tước Nikolai Galitzin, cũng như Opp. 127 và 130. Số thứ tự No.15 được gán cho tác phẩm dựa trên thứ tự xuất bản của nó; nó thực sự là bộ tứ thứ mười ba theo thứ tự sáng tác.

String Quartet No. 15 in A minor, Op. 132 gồm 5 chương nhạc với thời lượng biểu diễn trọn vẹn tác phẩm từ 44 đến 46 phút.

Chương 1: Assai sostenuto – Allegro (A minor)
Chương 2: Allegro ma non tanto (A major)
Chương 3: Heiliger Dankgesang eines Genesenen an die Gottheit, in der Lydischen Tonart. Molto adagio – Andante (F Lydian)
Chương 4: Alla marcia, assai vivace (attacca) (A major)
Chương 5: Allegro appassionato (A minor – A major)

Clip là trọn vẹn tác phẩm biểu diễn bởi nhóm tứ tấu Quatuor Mosaïques gồm 4 nghệ sỹ: Erich Höbarth, Andrea Bischof, Anita Mitterer, Christophe Coin:

videoinfo__video3.dkn.tv||ad171a658__

Chương 1 vang trên cung nhạc La thứ với những câu chủ đề mang tâm trạng buồn dâng trên nhịp chậm Assai sostenuto, rồi chuyển sang một bố cục mới tương phản, vui tươi trên nhịp nhanh Allegro, mà mỗi lần chủ đề được tái hiện lại, thính giả sẽ luôn có những giây phút hiếm hoi thưởng thức sự trùng xuống của những trải nghiệm tinh thần trong nghệ thuật, rồi lại bùng lên du dương như chưa thể tìm ra hồi kết. Chương nhạc này của tác giả đã đẩy bật được những nét vô tư lãng mạn vượt thoát những kịch tính của cuộc sống.

Những nét vô tư lãng mạn vượt thoát những kịch tính của cuộc (Ảnh: sống.wallpapersafari.com)

Chương 2 chuyển sang cung nhạc La trưởng với nhịp nhanh Allegro ma non tanto vô cùng lãng mạn và rực rỡ những cung bậc có cánh của tình yêu. Rõ ràng trong phong cách thời kỳ cuối của Beethoven, thính giả có thể tìm thấy nhiều nét tương đồng trong mỗi tác phẩm cho dù chúng có khác biệt nhau nhiều như thế nào. Giống như chương nhạc ngọt ngào và lãng mạn này, đã vẽ lên biết bao không gian và hình tượng của lạc quan, của hạnh phúc, của niềm tin, của ước mơ.

Ảnh minh họa: Pinterest

Chương 3 còn được gọi là “Một bài hát thánh lễ tạ ơn thần linh, trong chế độ Lydian”. Vì thế chất nhạc vô cùng thánh thiện, mang tính thiêng liêng trong sáng, sự tôn kính, với nhịp độ Molto adagio – Andante trên cung nhạc Fa trưởng.

Chương 4 quay về cung nhạc La trưởng giống như chương 2 nhưng với nhịp độ nhanh hơn, vui tươi, hài hước hơn trên nhịp Alla marcia, assai vivace, đồng thời xen kẽ một vài câu solo vô cùng ấn tượng của violon để chuyển sang chương kết. Điều này là rất quan trọng bởi chương 3 đã kéo dài trong sự nhịp chậm.

Chương 4 với nhịp độ nhanh, vui tươi, hài hước… (Ảnh: wallpaperset.com)

Chương 5 quay về giọng chủ của cả tác phẩm là cung nhạc La thứ, nhưng rồi lại chuyển để kết ở cung La trưởng. Tác giả đã để tới chương cuối mới trở về cung nhạc gốc, và màu sắc giọng thứ bỗng trở nên cần thiết và lôi cuốn hơn, bởi trong suốt toàn bộ tác phẩm đã được bao phủ bởi những cung nhạc trưởng vô cùng thiết tha bay bổng.

Đôi nét về tác giả

Ludwig van Beethoven (17 tháng 12 năm 1770 – 26 tháng 3 năm 1827) là một nhà soạn nhạc cổ điển người Đức. Phần lớn thời gian ông sống ở Viên, Áo.

Ông là một hình tượng âm nhạc quan trọng trong giai đoạn giao thời từ thời kỳ âm nhạc cổ điển sang thời kỳ âm nhạc lãng mạn. Ông có thể được coi là người dọn đường (Wegbereiter) cho thời kỳ âm nhạc lãng mạn.

Beethoven được khắp nơi công nhận là nhà soạn nhạc vĩ đại nhất, nổi tiếng nhất và có ảnh hưởng tới rất nhiều những nhà soạn nhạc, nhạc sĩ, và khán giả về sau.

Trong số những kiệt tác của ông phải kể đến các bản giao hưởng như Giao hưởng số 2 Rê trưởng, Giao hưởng số 3 Mi giáng trưởng (Anh hùng ca), Giao hưởng số 5 Đô thứ (Định mệnh), Giao hưởng số 6 Fa trưởng (Đồng quê), Giao hưởng số 7 La trưởng, Giao hưởng số 9 Rê thứ (Niềm vui), các tác phẩm cho dương cầm như Für Elise và các sonata Bi tráng (Pathétique), Ánh trăng (Moonlight), Bình minh (Waldstein), Khúc đam mê (Appasionata)… các sonata cho vĩ cầm như Mùa xuân (Spring), Kreutzer… các Piano Concerto số 2, số 3, số 5 Emperor (Hoàng đế), Violin Concerto D major… các khúc mở màn Overture Coriolan, Leonore, Egmont… và vở Opera duy nhất Fidelio, v.v.

Kim Cương