Triển lãm Biennale des Antiquaires từng được tổ chức tại đại hoàng cung Grand Palais ở Paris. Những đồ cổ tham gia triển lãm đều được xem xét nghiêm ngặt bởi các thương hội đồ cổ, các bộ sưu tập có mức độ nghệ thuật và giá trị cao. Đây là một cơ hội thú vị để tìm hiểu về kho báu cùng các di tích văn hóa.

Những người đến với triển lãm này thường là các chuyên gia, các nhà giám định đồ cổ, người mua, người sành sỏi. Guillaume Léage – chủ tịch của bộ sưu tập đồ nội thất cổ, nói với chúng tôi rằng đồ nội thất bằng gỗ tốt được khảm bằng các mảnh như vỏ kim loại và mai rùa, là thời kỳ Louis XIV điển hình. Trong thời Louis XVI, nó đã được thay đổi thành một kiểu đường cong cứng rắn hơn, cách chọn vật liệu gỗ để đưa vào cũng ngày càng hiếm hoi.

Guillaume Léage – Chủ tịch Phòng trưng bày Bộ sưu tập đồ cổ. (Ảnh: epochtimes)
Tủ đựng áo choàng của Nữ hoàng Mary (Ảnh: Quan Vân/epochtimes)

Ông đặc biệt giới thiệu một vật phẩm: “Chúng tôi rất vinh dự được trưng bày chiếc tủ gỗ này. Nó được làm từ người thợ làm tủ yêu thích của Nữ hoàng Mary Anthony – ông Riesener, ông đã chế tạo nó khi nữ hoàng đang ở tại cung điện Tuileries vào năm 1784.”

Eric Dealende – chủ tịch của bộ sưu tập dụng cụ hàng hải. (Ảnh: Quan Vân/epochtimes)

Eric Delalande – chủ tịch của bộ sưu tập dụng cụ hàng hải, đã giới thiệu với chúng tôi về lịch sử của đồng hồ cát. Một chiếc đồng hồ cát sớm nhất được sử dụng với mục đích hàng hải, nó được sử dụng để đo thời gian và tốc độ đi trên tàu thuyền. Triển lãm là một nhóm đồng hồ cát được gắn cố định vào tường. Nhóm cổ vật thuộc khoảng năm 1700. Có 4 loại đồng hồ tương ứng với lượng thời gian khác nhau, chia làm đồng hồ cát 15 phút, 30 phút, 45 phút và cao nhất là một tiếng. Ngoài ra, những chiếc đồng hồ cát này cũng được sử dụng rộng rãi trong các cung điện hoàng gia.

Eric Dealende – chủ tịch của bộ sưu tập dụng cụ hàng hải đã giới thiệu chiếc đồng hồ cát sớm nhất được sử dụng để điều hướng. (Ảnh: Quan Vân/epochtimes)
Bộ sưu tập ba-toong bằng các vật liệu khác nhau được chạm khắc của ông Eric Dealende. (Ảnh: Quan Vân/epochtimes)

Ông cũng có một bộ sưu tập gậy ba-toong được chạm khắc từ nhiều các chất liệu khác nhau, một tác phẩm điêu khắc khắc hình đầu người hay đầu những con vật, chứa đựng một số ý nghĩa ẩn giấu, bên trong những chiếc ba-toong thường cất giữ một cây gậy chỉ huy dài ở phía trong dành cho các thuyền trưởng. Eric Dealende sắp xếp những vật phẩm này trong một căn phòng được mô tả theo phòng của thuyền trưởng, được đánh giá là gian triển lãm đẹp nhất trong lần triển lãm này.

Có rất nhiều phòng trưng bày trong triển lãm thu thập các bức tranh cổ điển. Jacques Leegenhoek – chủ tịch Phòng trưng bày tranh cổ, đặc biệt thích sưu tầm các bức tranh gắn với những câu chuyện của chúng.

Jacques Leugenhoek – chủ tịch Phòng trưng bày tranh cổ (Ảnh: Quan Vân/epochtimes)

Ông giải thích một trong những bức tranh trong số đó: “Đây là cảnh người ẩn sĩ Saint Paul Ermite đang cầu nguyện trong hang động. Vào thế kỷ 17, có rất nhiều bức tranh mô tả các vị thần, mỗi vị thánh đều có một vật phẩm mang tính biểu tượng. Con quạ là người bảo vệ của vị thần này. Nó đã mang thức ăn đến khi ông đau khổ. Hộp sọ trong bức tranh mang ý nghĩa nhắc nhở chúng ta rằng con người đều sẽ phải trải qua cái chết, rằng người ở lại trên trái đất chỉ là tạm thời, sự vĩnh hằng thuộc về bầu trời cao.”

Một bức tranh khác được ông Jacques Leugenhoek cất giữ. (Ảnh: Quan Vân/epochtimes)

Một bức tranh khác trong bộ sưu tập của ông mô tả cảnh tượng nhà tiên tri Balaam cưỡi lừa đi nguyền rủa người Do Thái bắt gặp một thiên thần chặn đường. Khi con lừa nhìn thấy thiên thần cầm kiếm giết Balaam, nó liền muốn quay đầu để tránh đi, cuối cùng liền ngồi xuống không đi nữa.

Bởi vì con lừa kia có thể nhìn thấy thiên thần, còn nhà tiên tri lại không thể nhìn thấy, Balaam vẫn quất nó để đi về phía trước. Lúc này, con lừa liền mở miệng mà nói với Balaam: “Tại sao anh lại đánh tôi?” Balaan nói: “Ai bảo ngươi đùa cợt ta?” Sau đó, Chúa liền để Balaam nhìn thấy thiên thần. Thiên thần nói: “Chính con lừa của ngươi đã bảo vệ ngươi, nếu không ta sẽ giết ngươi.” Sau đó, Balaam còn muốn nói những lời chửi rủa, nhưng Chúa không để ông ta nói, đồng thời bắt ông ta nói ba lần lặp lại chúc phúc cho người Do Thái.

Châu báu trên trang sức Nirav Modi của Ấn Độ có công nghệ cắt kim cương cực kỳ độc đáo, những tác phẩm cũng chứa đầy khái niệm văn hóa Phật giáo phương Đông. Đặc biệt thích sử dụng hình ảnh hoa sen làm chủ đề sáng tác.

Trang sức Ấn Độ Nirav Modi có quy trình cắt kim cương độc đáo. (Ảnh: Quan Vân/epochtimes)

Triển lãm đồ cổ Biennale des Antiquaires đã quy tụ 93 phòng trưng bày nghệ thuật, bao gồm tranh vẽ, điêu khắc, đồ tạo tác được khai quật, sách cổ, đồ cổ, đồ trang trí, trang sức và các bộ sưu tập khác. Câu chuyện hấp dẫn đằng sau những kho báu rực rỡ luôn chờ đợi người tới hỏi.

Sau Triển lãm đồ cổ Paris, nhiều phòng trưng bày sẽ được mang đến New York để tham gia triển lãm mùa thu TEFAF (TheEuropeen FineArtFair), đây sẽ là một sự kiện khác tập trung vào ngành sưu tập đồ cổ châu Âu.

Các phòng trưng bày tham gia triển lãm được xem xét nghiêm ngặt bởi các nhà giám định, tất cả đều là các bộ sưu tập có giá trị nghệ thuật cao. (Ảnh: Quan Vân/epochtimes)

Theo epochtimes.com

Uyển Vân biên dịch