Gần đây một chuỗi những bí ẩn đáng kinh ngạc về Đại dương đang dần dần được hé lộ. Một trong những khám phá gần đây là cả thành phố Heracleion, một thành phố từng được coi là một “huyền thoại”. Đây từng là một đô thành sầm uất của văn minh Ai Cập cổ đại, được ví như một thành phố Atlantis huyền thoại…

Từ một thành phố nửa thật nửa truyền thuyết…

Thonis-Heracleion là một thành phố Ai Cập cổ đại, hình thành vào khoảng thế kỷ thứ VIII TCN. Nó nằm bên cửa sông Nile, gần với thành phố cảng Alexandria nổi tiếng và là trung tâm thương mại, hàng hải sầm uất của đế chế Ai Cập.

Thonis-Heracleion thực chất là danh xưng ghép bởi người Ai Cập, chủ nhân thành phố gọi đây là Thonis, trong khi người Hy Lạp dùng Heracleion để chỉ nó.

Người ta từng bảo rằng Heracleion chỉ là người xưa mơ mộng mà thôi…

Cho tới cách đây vài năm, Heracleion luôn được gọi là thành phố nửa thật nửa truyền thuyết. Bởi trên thực tế, Heracleion chỉ xuất hiện trong một vài thư tịch cổ Ai Cập và Hy Lạp, còn người ta không biết cụ thể hình hài, mặt mũi hay những dấu tích còn lại của thành phố ở nơi đâu.

Đã có lúc, người ta cho rằng, Heracleion chắc là một thành phố mà người xưa mơ về mà thôi.

Heracles từng đặt chân tới thành phố Heracleion sầm uất, xinh đẹp. (Theo Epoch Times France)

Vị á thần nổi danh Heracles khi tới Ai Cập đã đặt chân tới đây đầu tiên. Để tưởng nhớ sự kiện này, người dân trong thành đã xây dựng một ngôi đền thờ Heracles, đồng thời thành phố mang tên Heracleion, phỏng theo tên của người anh hùng.

Một bản thư tịch cổ Ai Cập ghi lại chiến công của Heracles. (Theo Epoch Times France)

Ngoài ra, Herodotus còn kể rằng, Heracleion chính là nơi mà nàng Helen xinh đẹp cùng người tình của mình Paris đi thăm thú, du lịch ngay trước khi trận chiến thành Troy nổ ra.

Đây cũng là thành phố ghi dấu cuộc tình Helen – Paris trước đại chiến thành Troy. (Ảnh minh họa: internet)

Cũng theo một số văn tịch cổ Ai Cập, Thonis – Heracleion vô cùng sầm uất, giàu có, không chỉ là trung tâm thương mại mà còn là một thành phố tôn giáo với những đền thờ lớn, nhất là đền thờ thần Amun và con trai của ông Khonsu.

Song tất cả những thông tin trên chưa từng được kiểm chứng. Bởi đơn giản, thành phố này đã biến mất một cách bí ẩn, giống như trường hợp của lục địa Atlantis.
Một Atlantis thứ hai, nhưng đã được tìm thấy…

Đã hơn 1.200 năm trước kể từ khi thành phố cổ Heracleion biến mất, và giờ đây các tàn tích của nền văn hóa cổ đại đầy mê hoặc này đã được tìm thấy ở độ sâu 10m dưới đáy Địa Trung Hải trong vịnh Aboukir, trên bờ biển Ai Cập gần thành phố Alexandria, nó đã từng là cảng chính của Ai Cập.

Một chiếc đèn bằng đồng giống cây đèn thần của Aladdin vậy. (Theo franckgoddio.org)

Một bản thư tịch bằng vàng (Theo franckgoddio.org)

Dưới lớp cát biển, các dấu tích của Heracleion được bảo tồn tuyệt hảo trong 1.200 năm. Chỉ riêng khu vực thành phố này chìm, đoàn của Goddio đã phát hiện 64 tàu thuyền các loại, 700 mỏ neo – số lượng tàu lớn nhất được khám phá chỉ ở một vị trí khai quật. Điều này chứng tỏ sự sầm uất trong giao thương trên biển ở Heracleion là có thật, giống như trong các văn tịch cổ Ai Cập nhắc tới.

Tượng đồng của Pharaoh, được cho là từng trưng bày tại đền thờ thần Amun ở Heracleion. (Theo franckgoddio.org)

Các nhà khoa học không chắc chắn được lý do tại sao thành phố Heracleion bị chìm xuống đáy biển.

Họ cho rằng mực nước biển dâng, cộng thêm trầm tích không ổn định mà thành phố được xây dựng bên trên, sau một trận động đất lớn khiến thành phố đột ngột sụp đổ và toàn bộ thành phố và cư dân đã bị chìm xuống biển Địa Trung Hải. Không ai tin rằng thành phố Heracleion đã thực sự tồn tại cho đến mới đây khi phát hiện được những bức tượng cao 5m.

Ảnh mô phỏng lại thành phố Heracleion đã bị đắm chìm:

Theo thời gian, tới nay, những lớp màn cuối cùng của bí ẩn thành phố Heracleion đang được hé lộ. Giờ đây, các chuyên gia đã xây dựng được một bản đồ 3D mô tả sự tồn tại vốn có của thành phố cảng này.

Bản đồ Heracleion 3D được giới chuyên gia tái tạo bằng vi tính. (Theo franckgoddio.org)

Vào năm 1992, Franck Goddio và nhóm thợ lặn bắt đầu tìm kiếm và khám phá các di tích từ thành phố bị chìm, nơi đã từng được coi là thần thoại. Nhóm đã tìm thấy các món đồ trang sức, các di tích cổ cũng như xác ướp trong quan tài bằng đá vôi trong quá trình phát hiện sơ bộ.

Những nhà khảo cổ học đại dương cũng tình tờ phát hiện một số quách bên trong chứa xác ướp của những động vật dùng để hiến tế Thần Amun-Gereb, vị Thần tối cao của người dân Ai Cập.

Một chiếc đĩa bằng vàng dùng cho quý tộc thời xưa. (Theo franckgoddio.org)

Một con tàu được tìm thấy ở phía bắc của Heracleion-Thonis (Theo franckgoddio.org)

Trong số các di tích quan trọng nhất được phát hiện tại khu vực đền Thonis-Heracleion là “nhà nguyện đá nguyên khối”(monolithic chapel ) (naos) có niên đại thời Ptolemaic. (Theo franckgoddio.org)

Chưa hết, người ta cũng tìm ra rất nhiều tiền vàng, đồng, đá được cho là phương tiện trao đổi buôn bán ở Heracleion. Cùng với đó là rất nhiều bức tượng khổng lồ thờ các vị thần, chứng tỏ Heracleion là một biểu tượng tôn giáo của đế chế Ai Cập cổ đại.

Nhà khảo cổ học Frank Godio đang xem xét một tấm bia. (Theo franckgoddio.org)

Nhưng có lẽ khám phá quan trọng nhất những tấm bia đá được chạm khắc với những chữ tượng hình trên đó, các nhà khảo cổ học cho biết chúng đang trong tình trạng rất tuyệt vời.

Nhưng vào đầu những năm 2000, những nhà khảo cổ học đại dương đã phát hiện ra một điều lạ thường hơn- một bức tượng khổng lồ của một pharaoh và hai vị thần khổng lồ khác.

Những bức tượng này được làm bằng đá granit đỏ và cao hơn 5m, nằm gần tàn tích của ngôi đền lớn Amon, cách không xa thành phố bị chìm Heracleion.

Frank Godio đang kiểm tra một phiến đá với những mảnh vàng có niên đại từ thế kỉ 6 đến thế kỉ 2 trước công nguyên (Theo franckgoddio.org)

Vào tháng 5 năm 2016 một số hiện vật trong kho báu được lấy từ Heracleion được trưng bày tại một cuộc triển lãm tại Bảo tàng Anh quốc ở London. Triển lãm này được gọi là “Những thành phố bị chìm”, là sự tôn vinh sự nghiệp của Goddio và nhóm của ông trong suốt 20 năm làm việc miệt mài.

Là một nhà khảo cổ học, khám phá ra một ngôi mộ cổ đã là một điều rất tuyệt vời, nhưng đó là ngôi mộ của một cá nhân đơn thuần thôi”, Aurélia Masson-Berghoff, người quản lý triển lãm. “Nhưng khám phá ra cả một thành phố, nơi có hàng nghìn và hàng nghìn người đã từng sống ở đó hơn một ngàn năm … Vâng, đó lại là một chuyện khác, một điều kỳ diệu.”

Tuy nhiên, đó là sự vui mừng của những nhà khảo cổ. Nếu chúng ta đặt địa vị mình vào cư dân của cả một thành phố bị chìm, chắc khó vui như vậy được.

Pharoah

(Theo franckgoddio.org)

Đầu tượng thần Hapi – thần sông Nile dài tới 5,4 m là biểu tượng của thành phố Heracleion.

(Theo franckgoddio.org)

Mũ đội đầu, một phần từ bức tượng của nữ thần Isis

(Theo franckgoddio.org)

Isis

(Theo franckgoddio.org)

Bức tượng khổng lồ này là về nữ thần Isis, tên của nó có thể được dịch là “ngai vàng”. Là tượng trưng cho ngôi vị, hoàng hậu là một đại diện quan trọng cho quyền lực của vị pharaoh.

Một thợ lặn đo chân của một bức tượng đá Granite đỏ khổng lồ ở Vịnh Aboukir

(Theo franckgoddio.org)

Ở đây, bức tượng của thần Hapi, được kéo lên từ những vùng nước sâu của Địa Trung Hải

(Theo franckgoddio.org)

Tượng thần Hapi được làm từ đá granite đỏ, dài khoảng 17,7 feet (hay 5,4 mét). Đây là thần lũ lụt của sông Nile, đại diện cho sự phong phú và giàu sang.

Một bức tượng lớn chưa bao giờ được tìm thấy ở đại dương, và chiều cao của những bức tượng cho thấy sự tôn kính của người dân đối với những vị thần vào thời đó, ở vùng Canopic của Ai Cập.

Từ trái sang phải: Pharaoh, Stelé (tấm đá), Isis và Hapi

(Theo franckgoddio.org)

Các pho tượng của pharaoh, Isis, và Hapi, có niên đại từ thế kỷ thứ 4 trước Công nguyên từ đền Anon của Heracleion, đã được kéo lên cùng nhau và xếp lên tàu, với những mảnh ghép của một bức tượng khổng lồ.

Các bia đá bằng granite đỏ gồm 17 mảnh và chúng đã được lắp ráp lại hoàn chỉnh với nhau. Nó có niên đại từ thế kỷ thứ hai trước Công nguyên.

Hình ảnh thần Hapi vẫn đứng sừng sững dưới đáy biển suốt hàng ngàn năm qua như minh chứng cho sự bất diệt của lịch sử và văn hóa. (Theo franckgoddio.org)

Không giống như thành phố Atlantis bị mất, Heracleion không còn được coi là một câu chuyện thần thoại nữa, vì những bằng chứng cụ thể của thành phố đã được phát hiện.

Tuy nhiên, phát hiện quan trọng này là một bài học tích cực, vì mọi thứ không nên bị gạt sang một bên như chỉ là “thần thoại” mặc dù có ít hoặc không có bằng chứng. Trước đây, người ta cho rằng thành phố Heracleion chỉ là một huyền thoại được Homer kể lại trong Sử Thi Illiad. Tuy người xưa đã nói rõ đó là Sử thi, có nghĩa là kể lại lịch sử, nhưng con người hiện đại vẫn cho đó là truyền thuyết không muốn tin, cho đến khi những chứng tích được tìm thấy… 

Vậy là liên tục có những khám phá về các nền văn minh bị chìm xuống đáy biển tưởng chừng như không có. Những khám phá mới của con người dường như liên tục mở ra những chân trời quá khứ tươi đẹp mà trước đây người ta vốn không nghĩ tới, nhưng cũng bắt buộc con người suy ngẫm để tự thấy mình nhỏ bé thế nào trước vũ trụ mênh mông và bao la, năng lực của con người vẫn quá ư nhỏ bé. Hãy tôn trọng thiên nhiên đất trời. Chúng ta vốn là ai và có thể thực sự làm được điều gì, trên thực tế vẫn mãi là một ẩn số lớn của nhân loại.

Hoàng Lâm – Hà Phương Linh

Xem thêm: