Là nhà thiên văn học đã tìm ra hành tinh Thiên Vương Tinh cùng hai vệ tinh lớn của nó, Titania và Oberon, William Herschel cũng đồng thời là một nhà soạn nhạc tài danh… Tác phẩm Symphony số 2 cung Rê trưởng của ông tái hiện vũ trụ quan tráng lệ và huyền diệu..

Symphony no. 2 in D major là bản giao hưởng số 2 ông sáng tác cho dàn nhạc trên giọng Rê trưởng, một sự trùng lặp là giao hưởng của ông hay được viết trên giọng Rê này.

Giao hưởng mở đầu trong chương 1 rất linh hoạt và sống động mà không mất đi phong cách đặc trưng dịu dàng nhẹ bỗng của Herschel.

Chương 2 trầm tư lãng mạn tạo nên một sắc thái tương phản nghệ thuật cho cả tác phẩm, bởi chương 3 là một sự tái tạo lại những cảm giác vui tươi sống động ở cấp độ sâu sắc hơn.

Vì vậy khi chương 1 kết thúc, thính giả mong chờ cảm giác của chương 2 đã trở thành một thông lệ bài bản của thể loại giao hưởng hay sonata cổ điển.

Những giao hưởng của tác giả Herschel thường có 3 chương như vậy với thời lượng tương đối ngắn, giao hưởng số 2 trên clip thời lượng chỉ 9 phút 40 giây.

Herschel: Symphony no. 2 in D major

Vài nét chấm phá về tác giả

Sir Frederick William Herschel, KH, FRS, (15 tháng 11, 1738 – 25 tháng 8, 1822) là nhà thiên văn học người Anh gốc Đức, chuyên gia về kỹ thuật, và nhà soạn nhạc.

Sinh ở Hanover, Wilhelm theo cha gia nhập vào quân đội của Hannover, nhưng sau đó nhập cư vào Anh ở tuổi 19.

Herschel nổi tiếng nhờ phát hiện ra hành tinh Thiên Vương Tinh cùng hai vệ tinh lớn của nó, Titania và Oberon.

Ông cũng phát hiện ra hai vệ tinh của Sao Thổ và bức xạ hồng ngoại. Ngoài sở thích thiên văn học, Herschel cũng thích âm nhạc với khoảng 24 bản giao hưởng do ông sáng tác nhưng ít được biết đến.

Kim Cương

Xem thêm: