String Quartet No. 13 cung Si giáng trưởng Opus 130 của Beethoven là một tác phẩm tứ tấu đàn dây, dành cho 2 violon, 1 viola, 1 cello, được hoàn thành vào tháng 11 năm 1826. Số đếm 13 được gán cho tác phẩm dựa trên thứ tự xuất bản. Tác phẩm được ra mắt ở dạng nguyên bản vào tháng 3 năm 1826 bởi nhóm tứ tấu Schuppanzigh và dành tặng cho Nikolai Galitzin trên ấn phẩm vào năm 1827.

Hình thức ban đầu của tác phẩm bao gồm sáu chương với tổng cộng khoảng 42-50 phút:

Chương 1: Adagio, ma non troppo – Allegro (B♭ major)
Chương 2: Presto (B♭ minor)
Chương 3: Andante con moto, ma non troppo. Poco scherzoso (D♭ major)
Chương 4: Alla danza tedesca. Allegro assai (G major)
Chương 5: Cavatina. Adagio molto espressivo (E♭ major)
Chương 6: Große Fuge (Grande Fugue Op.133): Ouverture. Allegro – Meno mosso e moderato – Allegretto – Fuga. [Allegro] – Meno mosso e moderato – Allegro molto e con brio – Allegro (B♭)

(Ghi chú: “danza tedesca” có nghĩa là “điệu nhảy của Đức”, “Cavatina” một bài hát ngắn và đơn giản, và “Große Fuge” có nghĩa là “Great Fugue” hoặc “Grand Fugue”.)

Bìa của bộ tứ tấu thứ mười ba của Beethoven như được xuất bản tại Berlin vào ngày 2 tháng 6 năm 1827 (hình thức ban đầu bằng tiếng Pháp). Ảnh: Wikipedia.

Tác phẩm có sự khác biệt so với các bộ tứ tấu khác, chúng theo mô hình của các chương được thấy trong Bản giao hưởng số 9 và đôi khi ở những tác phẩm khác của Beethoven.

Sau màn trình diễn đầu tiên của tác phẩm, những phản ứng trái chiều và đề nghị của nhà xuất bản đã thuyết phục Beethoven thay thế một chương cuối cùng khác, một mâu thuẫn ngắn hơn và nhẹ hơn nhiều so với Große Fuge lớn (Great Fugue). Chương kết mới này được viết trong khoảng từ tháng 9 đến tháng 11 năm 1826 và đó là tác phẩm đáng kể cuối cùng mà Beethoven hoàn thành trước khi chết. Chương này được đánh dấu: Finale: Allegro ở cung Si giáng trưởng

Beethoven chưa bao giờ chứng kiến màn trình diễn của bộ tứ ở dạng cuối cùng; nó được công chiếu vào ngày 22 tháng 4 năm 1827, gần một tháng sau khi ông qua đời.

Finale ban đầu được xuất bản riêng dưới tiêu đề Große Fuge dưới dạng opus 133. Các buổi biểu diễn hiện đại đôi khi tuân theo ý định ban đầu của nhà soạn nhạc, bỏ qua Finale thay thế và kết thúc. Robert Simpson lập luận rằng ý định của Beethoven là chơi bộ tứ như một tác phẩm bảy chương, với Große Fuge tiếp theo là Finale thay thế.

Cavatina (được thực hiện bởi Bộ tứ dây Budapest) là tác phẩm cuối cùng trong Đĩa ghi vàng Voyager, bản ghi âm chứa một mẫu âm thanh, ngôn ngữ và âm nhạc của Trái đất được gửi ra ngoài vũ trụ vào năm 1977 với hai con tàu Voyager không người lái.

Đĩa ghi vàng Voyager
Đĩa ghi vàng Voyager được gửi ra ngoài vũ trụ trên hai con tàu Voyager 1 và 2. Ảnh: Wikipedia.

Clip là trọn vẹn tác phẩm với chương kết Große Fuge (không có Finale) biểu diễn bởi nhóm tứ tấu Quatuor Ebène gồm 4 nghệ sỹ:
Pierre Colombet, violin I
Gabriel Le Magadure, violin II
Adrien Boisseau, viola
Raphaël Merlin, cello

Chương 1 cho thấy bản tứ tấu số 13 này là một tác phẩm đồ sộ, chương 1 kéo dài gần 15 phút với những nhịp độ và sắc thái hòa âm giai điệu vô cùng tinh tế, từ chậm Adagio, ma non troppo đến nhanh Allegro, mà thông qua nó, thính giả có thể dễ dàng thấy bút pháp âm nhạc của Beethoven là một bút pháp đặc trưng với nhiều kỹ thuật quen thuộc.

Chương 2 ngắn hơn chương 1 rất nhiều, chỉ dài 2 phút, nhưng nét nhạc và nhịp độ thì hoàn toàn tương phản nghệ thuật so với chương 1. Chương 2 bộc lộ nét tinh thần trí tuệ và hài hước, xúc tích, nhưng đủ sức để làm một điểm nhấn tinh tế cho toàn bộ tác phẩm, với tốc độ nhanh Presto, và lại được chơi trên cung nhạc Si giáng thứ, chứ không phải Si giáng trưởng như cung nhạc chủ đạo của tác phẩm. Ấy vậy mà trên một giọng thứ với màu sắc tối buồn, lại được Beethoven thổi một linh hồn tươi vui, lạc quan, hóm hỉnh.

Chương 3 chuyển sang cung nhạc Rê giáng trưởng với trạng thái cảm xúc, niềm tin và tình yêu bùng sáng. Tất cả được thể hiện dịu dàng, vui tươi, nhí nhảnh với kỹ thuật gẩy trực tiếp vào dây của nhạc cụ. Đối với đàn dây dùng cây vĩ ace để kéo ma sát vào dây đàn tạo ra âm vang lả lướt du dương, nhưng khi gẩy thẳng vào dây, thì âm thanh lâng lâng, trong sáng và bay bổng lạ lùng. Chương nhạc này đã kết hợp các kỹ thuật ấy thật hoàn hảo.

Chương 4 chuyển sang cung nhạc Sol trưởng, thấm đượm một tình yêu thương nồng ấm thiết tha, cảm giác tình yêu ấy có thể khiến thính giả cảm thấy giá trị vô hình vĩnh cửu của nội tâm, những giá trị mà chỉ mãi mãi cho đi.

Chương 5 chuyển sang cung nhạc Mi giáng trưởng với tốc độ chậm Adagio molto espressivo, và theo hình thức Cacvatina, như một bài hát ngắn gọn. Và có lẽ đây là một trong số rất ít những chương nhạc thể hiện sự lãng mạn mãnh liệt, sâu sắc đến vô bờ của nhà soạn nhạc.

Chương 6 Große Fuge là chương nhạc kết gốc mà Beethoven từng viết, chưa phải chương kết Finale mà ông sửa lại về sau này. Chương nhạc đã quay về cung nhạc chủ Si giáng trưởng với cấu trúc nhịp được biến đổi tinh tế, phức tạp, tạo nên cảm giác trìu tượng đan xen với những nét nhạc đặc trưng trong thời kỳ cuối của tác giả, đó là sự đưa vào thành công chất liệu Baroque, và nâng nó lên một tâm cao nhiều thi vị hơn.

Chương 7 thực chất là chương 6 mang tên Finale, khác với chương 6 mang tên Große Fuge, bởi Finale là chương chỉnh sửa. Trong Finale, thính giả có thể thấy toàn bộ tâm huyết của tác giả, bởi chương nhạc là sự tổng hòa tuyệt diệu những tinh hoa của cả 5 chương phía trước, mang đến một cảm giác rộn ràng, bùng nổ, lộng lẫy và thoát tục, mà tất cả dường như ca ngợi tình yêu, lòng lương thiện, niềm tin cuộc sống.

Đôi nét về tác giả

Ludwig van Beethoven (17 tháng 12 năm 1770 – 26 tháng 3 năm 1827)

Ludwig van Beethoven là một nhà soạn nhạc cổ điển người Đức. Phần lớn thời gian ông sống ở Viên, Áo. Ông là một hình tượng âm nhạc quan trọng trong giai đoạn giao thời từ thời kỳ âm nhạc cổ điển sang thời kỳ âm nhạc lãng mạn.

Ông có thể được coi là người dọn đường (Wegbereiter) cho thời kỳ âm nhạc lãng mạn. Beethoven được khắp nơi công nhận là nhà soạn nhạc vĩ đại nhất, nổi tiếng nhất và có ảnh hưởng tới rất nhiều những nhà soạn nhạc, nhạc sĩ, và khán giả về sau.

Trong số những kiệt tác của ông phải kể đến các bản giao hưởng như: Giao hưởng số 2 Rê trưởng, Giao hưởng số 3 Mi giáng trưởng (Anh hùng ca), Giao hưởng số 5 Đô thứ (Định mệnh), Giao hưởng số 6 Fa trưởng (Đồng quê), Giao hưởng số 7 La trưởng, Giao hưởng số 9 Rê thứ (Niềm vui), các tác phẩm cho dương cầm như Für Elise và các sonata Bi tráng (Pathétique), Ánh trăng (Moonlight)Bình minh (Waldstein), Khúc đam mê (Appasionata)… các sonata cho vĩ cầm như Mùa xuân (Spring)Kreutzer… các Piano Concerto số 2, số 3, số 5 Emperor (Hoàng đế), Violin Concerto D major… các khúc mở màn Overture Coriolan, Leonore, Egmont… và vở Opera duy nhất Fidelio, v.v.