Vào “thời kỳ giữa” trong sự nghiệp sáng tác của Beethoven, ông bắt đầu rơi vào trạng thái mất thính giác. Sự nghiệp biểu diễn của ông vì thế cũng trầm lắng. Beethoven từng thầm niệm: “Âm nhạc là sự thiên khải cao hơn mọi thứ triết học và trí khôn ngoan”. Chính bởi sự “thiên khải” của âm nhạc đã khiến Beethoven vượt qua được nỗi thống khổ này. 

Vào thời kỳ thống khổ  khi bị dần mất thính giác, Beethoven ông dồn mọi tình yêu và sức lực còn lại vào nghệ thuật và đã sáng tác nhiều tác phẩm vĩ đại trong đó có bản Tam tấu “Archduke”.

Tiêu đề đầy đủ của “Archduke” là Piano Trio in B-flat major, Op. 97, đây là tác phẩm tam tấu gồm Piano, Cello, Violon cung Si giáng trưởng Opus 97 của Beethoven và được hoàn thành vào năm 1811.

Sở dĩ gọi là Tam tấu “Archduke” bởi tác phẩm được đề tặng cho nhà bảo trợ của Beethoven là Archduke Rudolph (con út trong số mười hai người con của Hoàng đế La Mã Leopold II). Bộ tam tấu được Beethoven sáng tác vào mùa hè năm 1810 và hoàn thành vào tháng 3 năm 1811.

Tác phẩm có 4 chương với thời lượng biểu diễn khoảng 36 tới 45 phút.

Chương 1: Allegro moderato, 4/4
Chương 2: Scherzo (Allegro), 3/4
Chương 3: Andante cantabile ma però con moto. Poco piu adagio, D major, 3/4
Chương 4: Allegro moderato – Presto, 2/4 – 6/8

Clip là trọn vẹn tác phẩm được biểu diễn trực tiếp bởi nhóm tam tấu ATOS Trio gồm 3 nghệ sỹ: Annette von Hehn (violin), Thomas Hoppe (piano), Stefan Heinemeyer (cello)

videoinfo__video3.dkn.tv||587c71552__

Chương 1 vang lên trên nhịp 4/4 nhanh Allegro moderato với giai điệu chủ đề vô cùng nổi tiếng, nổi tiếng tới mức, những thính giả nào đã thuộc, khi câu chủ đề vang lên họ có thể nín thở và lau nước mắt, bởi những nét nhạc tràn ngập sự yêu thương dịu dàng, những phẩm chất cao thượng lãng mạn. Đặc biệt hơn nữa những biến tấu tôn vinh chủ đề tuyệt vời ấy càng về cuối chương lại càng bão, tốc độ và tương phản mạnh.

Chương 2 được viết theo hình thức Scherzo trên nhịp 3/4 nhanh Allegro, nên rất dễ tạo nét tương phản trào phúng hài hước, gây nên những cảm nhận tinh tế với thính giả, và quả thật chương nhạc vô cùng lôi cuốn, sống động và bừng lên những hòa âm đầy màu sắc.

Ảnh minh họa: dailymotion.com

Chương 3 được tăng từ cung Si giáng trưởng lên thành Rê trưởng và du dương trên nhịp chậm Andante, Adagio 3/4. Chương nhạc mặc dù châm nhưng vẫn ánh lên tư tưởng lạc quan của một trái tim hướng thiện mạnh mẽ, với nghệ thuật dồn nhịp được soạn đều đặn cho mỗi nhạc cụ, tạo nên nét sắc bén lôi cuốn cho chương nhạc.

Chương 4 được viết trên nhịp nhanh Allegro moderato – Presto và từ 2/4 đột biến lên 6/8 rất linh hoạt và trí tuệ, toát lên cả sự trào phúng, lãng mạn, chất bác học truyền thống của cổ điển, có cả những nét khỏe khoẳn vươn lên thật tương đồng với chương 1. Có thể nói chương nhạc kết là một sự tổng hòa tuyệt diệu những tinh túy của 3 chương trước, tạo nên một dấu ấn đẹp tròn trĩnh trong lòng thính giả.

Đôi nét về tác giả

Ludwig van Beethoven (17 tháng 12 năm 1770 – 26 tháng 3 năm 1827) là một nhà soạn nhạc cổ điển người Đức. Phần lớn thời gian ông sống ở Viên, Áo.

Ông là một hình tượng âm nhạc quan trọng trong giai đoạn giao thời từ thời kỳ âm nhạc cổ điển sang thời kỳ âm nhạc lãng mạn. Ông có thể được coi là người dọn đường (Wegbereiter) cho thời kỳ âm nhạc lãng mạn.

Beethoven được khắp nơi công nhận là nhà soạn nhạc vĩ đại nhất, nổi tiếng nhất và có ảnh hưởng tới rất nhiều những nhà soạn nhạc, nhạc sĩ, và khán giả về sau.

Trong số những kiệt tác của ông phải kể đến các bản giao hưởng như Giao hưởng số 2 Rê trưởng, Giao hưởng số 3 Mi giáng trưởng (Anh hùng ca), Giao hưởng số 5 Đô thứ (Định mệnh), Giao hưởng số 6 Fa trưởng (Đồng quê), Giao hưởng số 7 La trưởng, Giao hưởng số 9 Rê thứ (Niềm vui), các tác phẩm cho dương cầm như Für Elise và các sonata Bi tráng (Pathétique), Ánh trăng (Moonlight), Bình minh (Waldstein), Khúc đam mê (Appasionata)… các sonata cho vĩ cầm như Mùa xuân (Spring), Kreutzer… các Piano Concerto số 2, số 3, số 5 Emperor (Hoàng đế), Violin Concerto D major… các khúc mở màn Overture Coriolan, Leonore, Egmont… và vở Opera duy nhất Fidelio, v.v.

Kim Cương

Clip hay:

videoinfo__video3.dkn.tv||8881f3c7c__

Xem thêm: