Từ thời nhà Minh đến đời nhà Thanh, mỗi một vật phẩm lư hương từ bếp lò Tuyên Đức đều trải qua những biến hóa vi diệu. Bảo tàng Thiên Tân đã sưu tầm được các phẩm loại cũng như hình dạng của những đồ đồng được sắp xếp theo thời gian, người xem từ đó có thể thấy rõ sự thay đổi tinh tế của các triều đại.

Kể từ khi vị hoàng đế Tuyên Đức sáng chế ra ý tưởng mới trong việc sản xuất đồ vật dụng bằng cách sử dụng đồng làm nguyên liệu để chế tạo, lư hương của thời hoàng đế Tuyên Đức khiến hậu thế không ngừng bắt chước, cho tới nay thực sự khiến cho chúng ta phải ngẩn ngơ vì sự sáng tạo độc đáo này.

Xung nhĩ lư

Xung nhĩ ý là một kiểu tai của lư hương, xung chỉ hướng lên, mang nghĩa “kính thiên” (tôn kính với trời). Từ đầu triều đại nhà Minh đến cuối thời Thanh, kiểu dáng tai này đã trải qua một tiến hóa từ thấp đến cao. Thời kì xung nhĩ có biến hóa rõ nhất là vào thời nhà Minh, khi sáng tạo ra xung nhĩ đối xứng nhau, đời Minh xung nhĩ khá mỏng, trong khi nhà Thanh thì có xu hướng tròn dày hơn. Đặc biệt phần lỗ ở giữa của xung nhĩ, nhà Minh thường là hình elip, còn nhà Thanh thường làm hình lỗ là hình cửa thành. Trên hình phía bên trái chính là xung nhĩ thời Minh với tai hình elip và bên phải là xung nhĩ thời Thanh hình cửa thành.

Áp Kinh lư

Áp Kinh lư theo ghi chép ghi lại là vật phẩm mà hoàng đế Tuyên Đức ban cho chùa miếu, hình dạng của nó được trưng vì nó có tai nhô ra hai bên. Trong triều đại nhà Minh, tai của nó thường có hình tròn. Giống như Áp Kinh lư thời cuối nhà Minh có tên “Ngọc Đường Thanh ngoạn”, đường viền tai của lư cong nhu mỹ (bên trái hình). Thời Minh, tai của Áp Kinh lư chuyển thành dạng vuông vức (bên phải hình).

Cách lư

Cách lư là một trong những lư hương bằng đồng, thời gian tồn tại của nó chỉ đứng sau Du Long lư. Bề ngoài của Cách lư khá sáng bóng và mượt mà, vì thế mà nhìn nó như là một đồ dùng trong nhà, chất lượng của Cách lư hoàn toàn phụ thuộc vào hình dạng và đường nét của nó. Bên trái là Cách lư giữa thời Minh, khá điển hình cho thời kỳ này với những đường cong từ bụng đến ba chân cực kỳ ưu mỹ. Tới đời Thanh, phần chân lư thẳng lên bụng, mang cho người nhìn một cảm giác khá cứng cáp.

Du Long nhĩ lư

Du Long nhĩ lư là lư hương của Tuyên Đức được tồn tại lâu và nổi tiếng nhất trên thế giới, nó được thừa hưởng từ đồ đồng xanh triều đại Thương Chu mà biến hóa thành, ngoài ra còn được kết hợp từ hình dáng kinh điển của Tống sứ. Sự phát triển của Du Long nhĩ lư lúc đầu vào thời nhà Minh khá cao, sau đó nó bị lãng quên một thời gian và phục hưng lại vào giữa thời Thanh. Mấu chốt khi thường thức cùng giám định Du Long nhĩ lư chính là phần đường viền tai mềm cong như liễu. Tới thời Càn Long, có 10 vị lão gia thiết kế tai của lư có hình tam giác như phía bên phải hình.

Triều Quan nhĩ lư

Triều Quan nhĩ lư là một lư hương có hình dáng đã lâu trong lịch sử, mẫu vẽ hoa đầu tiên chính là hình dáng của đường nét loại lư hương này, hẳn là được thừa hưởng từ hình dáng của gốm sứ Long Tuyền. Triều Quan nhĩ lư trong thời Minh và Thanh tương đối đơn gian, phần tai của lư hương thời Minh hướng lên trời, gần như theo phương thẳng (hình bên trái), bên trên có khắc chữ triện “Đại Minh Tuyên Hòa niên chế”. Tới thời Thanh, đôi tai của lư hương có đường cong hình chữ S, khá dày dặn nhưng lại tạo cảm giác mềm mại.

Kích nhĩ lư

Tai của Kích nhĩ lư được phát triển dựa theo hình dạng từ Phương Thiên Họa Kích (một loại vũ khí cổ đại), theo ghi chép cổ đại hoàng đế thường ban thưởng cho võ tướng Kích nhĩ lư này. Niên đại của Kích nhĩ lư cùng sự ưu tú của nó đều thể hiện qua đôi tai, đường viền của một vũ khí, mang lực lượng cùng tinh thần, phần tai liên kết với phần bụng hết sức tự nhiên. Bức hình bên trái cho thấy phong cách phong mạo cổ sư, nhà Thanh bên phải là một đôi tai cong ưu mỹ. Tới cuối đời Thanh, rất hiều Kích nhĩ lư có dáng hình cứng ngắc, mất tự nhiên, cảm giác không có sự liên kết giữa thân và tai của lư hương.

Sư nhĩ lư

Sư nhĩ lư cũng đặc biệt nhất khi nhìn vào tai, là đổi tai với hình đầu sư tử. Trong triều Minh, đầu con sư tử có hình dáng khá dữ tợn, nhiều lư hương còn đặc biệt chú ý đến phần răng nanh của sư tử. Ví dụ như Sư nhĩ lư này có biểu cảm uy nghiêm, lộ ra răng nanh (hình trái). Đến thời Thanh, hình đầu sư tử có khí sắc yếu đi rất nhiều, thường khá giống với chó ChouChou, như hình bên phải, con sử tử lộ ý cười, giống như thú cưng ngoan ngoãn vậy.

Tượng nhĩ lư

Tượng nhĩ lư là lư hương với đôi tai hình voi có vòi quặp xuống, nó thường có ý nghĩa cát tường “Thái bình hữu tượng” (thái bình có voi). Đời Minh con voi có hình thiên về cảm giác voi thần, với hình tượng từ cổ xưa là bồ tát cưỡi voi. Tới đời Thanh, con voi gần với voi ngoài đời, giống với sắc khí của loài thú hơn, đơn thuần chỉ là voi, không có linh hồn. thiếu cảm giác thanh tịnh.

Ly Long lư

Loại lư hương dạng bồn thủy tiên thường xuyên có thể thấy được hình ảnh của Ly Long, Ly Long là một loại rồng không có sừng thường để trang trí các công nghệ phẩm hay công trình kiến trúc. Ly Long trong thời Minh khá gầy, dáng người mềm mại nhưng vẫn thể hiện được sức sống. Đến giữa thời Thanh, thân của Ly Long cường tráng hơn, chính vì thế mà nhược điểm cũng chính là khiến Ly Long trở nên cứng nhắc, mất đi thần khí vốn có.

Điểm kim lư

Lư đồng có điểm kim do màu sắc và công nghệ đặc biệt của nó, mà trên thị trường có giá bán rất cao. Trong đó nổi tiếng nhất là một bộ sưu tập cũ của Vườn Đời Tương, hiện nay đang được cất giữ tại Bảo Tàng Nghê thuật Hải Long, Thượng Hải. Vào năm 2010 ở Bắc Kinh, bộ sưu tập này đã lên đến giá bán 1512 vạn tệ.

Mỗi niên đại đều có những tinh phẩm tồn tại, thẩm mỹ của mỗi thời kỳ là khác nhau, có lẽ trong mắt của nhiều nhà sưu tập, lư đồng của cung đình cũng đồng hành ngang hàng với khí cụ gốm sứ cung đình, đều tao nhã, xinh đẹp tuyệt trần, đều có hương vị thẩm mỹ riêng. Bất luận là sự sưu tầm ở loại vật phẩm nào, chúng ta cũng không nên đánh giá vẻ bề mặt, trong thô ráp tồn chứa tinh hóa, như thế mới luôn luôn có thể thu thập và đánh được chính xác nhất.

Theo sohu.com

Uyển Vân biên dịch