Nghe lại bản gốc tuyệt đẹp là loạt bài qua đó chuyên mục Nghệ Thuật của Đại Kỷ Nguyên trân trọng dành tặng quý độc giả những ca khúc gốc bất hủ của các phiên bản tiếng Việt mà khán giả Việt Nam vốn say mê, nhưng có thể chưa biết đến sự hiện diện của những bản gốc lộng lẫy và câu chuyện lịch sử đầy xúc động xung quanh của chúng…. Chúc quý độc giả những giây phút thưởng thức đầy thú vị và thăng hoa…

Có độc giả đã viết cho Đại Kỷ Nguyên khi đến với loạt bài Nghe lại bản gốc tuyệt đẹp, rằng:

“Đến ngày hôm nay, thế giới lại gần được nhau hơn, thì chúng ta phải cảm ơn tầm quan trọng và sức lôi cuốn của Âm nhạc, mà bất cứ một dân tộc nào đều có thể, qua những nhạc phẩm bất hủ của mình, mang mọi người lại gần nhau, hòa cùng một trái tim, dù ở góc phố nào trên thế giới”.

Những chiếc lá vàng úa rụng… vậy mà vì sao sống mãi và bay đi khắp thế giới….?

(Ảnh: pixabay.com)

Les Feuilles mortes” (viết bằng tiếng Pháp, tạm dịch: “Lá úa“) là ca khúc vô cùng nổi tiếng – nguyên được viết bằng tiếng Pháp cho một bộ phim – được nhiều nghệ sĩ khắp thế giới trình bày.

Nghệ sĩ đem dấu ấn mạnh mẽ nhất cho bài có lẽ là Yves Montand, diễn viên kiêm ca sĩ nổi tiếng người Pháp.

Yves Montand và Marilyn Monroe (Ảnh: Tư Liệu)

Ca khúc có phần nhạc của nhà soạn nhạc người Pháp gốc Hungary Joseph Kosma và phần lời của nhà thơ Jacques Prévert, có nội dung là kỷ niệm buồn về một tình yêu đã mất. Năm 1949, Johnny Mercer viết lời tiếng Anh cho bài hát và đặt nhan đề là “Autumn Leaves”.

Bài hát này còn được nhiều nhạc sĩ đặt lời tiếng Việt, chẳng hạn “Lá thu vàng” (Lữ Liên), “Lá úa” (Y Vân), “Lá rụng” (Phạm Duy), “Lá rụng” (Nguyễn Đình Toàn) và “Mùa thu lá úa” (Phạm Ngọc Lân).

Paula Cole với giọng hát tuyệt đẹp trình bày Autumn Leaves:

videoinfo__video3.dkn.tv||__

Paula Cole

Lời bài hát tiếng Anh: Autumn Leaves

The falling leaves drift by the window
The autumn leaves of red and gold
I see your lips, the summer kisses
The sun-burned hands I used to hold

Since you went away the days grow long
And soon Ill hear old winters song
But I miss you most of all my darling
When autumn leaves start to fall

(Ảnh: Getty Images)

Lời thơ nguyên gốc tiếng Pháp Les feuilles mortes

Anh tha thiết mong em hồi tưởng lại
Những ngày hạnh phúc chúng ta thân thiết
Thời gian ấy cuộc đời đẹp quá
Và mặt trời rạng rỡ hơn bây giờ

Anh tha thiết mong em hồi tưởng lại. Những ngày hạnh phúc chúng ta thân thiết (Ảnh: Getty Images)

Bao lá rụng gom đầy thành đống
Đấy em xem, anh nào có quên
Bao lá úa chết đầy thành đống
Như kỷ niệm sâu cùng hối tiếc dày.
Và cơn gió bấc cuốn chúng đi
Vào đêm quên lãng lạnh lẽo
Em thấy đó, anh có nào quên
Khúc ca em thường hát anh nghe

Bao lá rụng gom đầy thành đống.. Đấy em xem, anh nào có quên (Ảnh: pixabay.com)

Điệp Khúc:

Bài hát ấy giống như đôi ta
Em yêu anh cùng anh yêu em
Và chúng ta đã sống trọn bên nhau
Em, em yêu anh và anh yêu em
Nhưng đời chia xa những kẻ yêu nhau
Thật dịu êm, không hề động tiếng
Và biển sóng xóa đi trên cát ướt
Dấu chân những tình nhân đã lìa tan

Và biển sóng xóa đi trên cát ướt. Dấu chân những tình nhân đã lìa tan (Ảnh: pixabay.com)

Bao lá úa chết đầy thành đống
Như kỷ niệm sâu cùng hối tiếc dày
Nhưng tình anh câm lặng và thủy chung
Luôn lặng cười cám ơn đời
Anh yêu em xiết bao, em đẹp thế
Làm sao anh quên được, mà em muốn vậy!

Nhưng đời chia xa những kẻ yêu nhau. Thật dịu êm, không hề động tiếng (Ảnh: pixabay.com)

Thời gian ấy cuộc đời đẹp biết bao
Và mặt trời rạng rỡ hơn bây giờ
Em là bạn thân yêu hiền dịu nhất của anh
Còn anh? Chỉ gây toàn đáng tiếc.

Và khúc hát em hát năm xưa
Mãi mãi, anh vẫn nghe mãi mãi

Bản tiếng Pháp của Yves Montand, với phần đọc thơ của Jacques Prévert. Đây dường như là một bài hát khác hẳn so với phiên bản tiếng Anh, vốn chỉ giữ phần điệp khúc của bản tiếng Pháp:

 

Số phận ca khúc 2 bên bờ đại dương

Bài “Lá rụng” (tiếng Pháp: Les feuilles mortes), sang tiếng Anh chuyển thành “Lá thu(Autumn Leaves) – Johnny Mercer đã giữ chỉ phần điệp khúc của Les feuilles mortes. Trong Autumn Leaves phiên bản tiếng Anh không còn chất thơ của Jacques Prévert nữa. Autumn Leaves dường như là một bài hát khác.

Edith Piaf từng là nữ hoàng hát những giai điệu đẹp buồn của Les Feuilles Mortes (Ảnh: Tư Liệu)

Les feuilles mortes thành có hai định mệnh: Bên kia bờ Atlantic vẫn là Les feuilles mortes, từ Tino Rossi, Yves Montand, Nana Mouskouri, Edith Piaf, Mireille Mathieu … đến bây giờ Patricia Kaas, Andrea Bocelli ,… mở đầu bằng lời thơ ”Oh! je voudrais tant que tu te souviennes...” (Ôi, anh mong sao em có thể nhớ lại…)

Bên đây Atlantic là Autumn Leaves, kể từ những Nat “King” Cole, Frank Sinatra, Ella Fitzgerald… trở đi, cho đến Eric Clapton, Lara Fabian, Diana Krall, Eva Cassidy, Nathalie Cole… lại mở đầu : “The autumn leaves. Drift by my window. The autumn leaves. Of red and gold…”. (Những chiếc lá thu. Rơi xuống bên ngoài cửa sổ. Những chiếc lá thu. Đỏ xen lẫn vàng..”)

Và cũng như thế trong Jazz với tiếng trumpet Miles Davis, piano Keith Jarret, hay sax Stan Getz, toàn những tên tuổi trong thời của họ.

Cứ ngẫu kỳ nêu tên một ca sĩ nổi tiếng Mỹ hay Pháp nào, trong những thập niên cuối thế kỷ 20, dù đoán vội nhưng sẽ có may mắn không sai, là họ đều đã có hát bài này.

Nếu cộng cả nhạc jazz và các khí nhạc khác thì nhiều không đếm xuể. Dù chỉ chọn những tiếng hát, ban nhạc hay thôi, cũng có thể hơn một ngày một đêm nếu nghe hết.

Ca khúc là tiếng thở dài nhẹ, buồn tiếc, nhưng không đau thương

Ở đây, và có lẽ cũng như ở nhiều nơi khác, giống một ai đó trong chúng ta đã yêu, đã xa, và đã mất tất cả vào “đêm lạnh của lãng quên”.

Thường xảy ra đây và đó, trôi dần cùng nhịp sống bình thường, và cảm nhận từng bước phân rẽ đến từ sức mạnh của số phận,và như thế, mọi tình tiết đã chỉ là tình tiết khi nhìn lại, chúng đều lặng lẽ thu xếp, không cất tiếng đau thương.

Ở đây không có quá nhiều ngang trái, đắng cay, không chỉ đầy nước mắt, mới là yêu. (Ảnh: pinterest.com)

Không có đoạn trường oan trái đau khổ, khi nhắc đến tình yêu, không chạy trốn quá khứ, không có oán trách, hay ngậm ngùi tiếc thương.

Ở đây trong Prevert, và trong đám đông may mắn, không quá bất hạnh, có chúng ta là những người từng yêu, từng xa, từng mất, nhưng vẫn có thể mỉm cười nhớ tiếc.

Bản guitar dịu dàng của Yenne Lee:

 Bản piano thánh thót của Giovanni Marradi:

Và cuối cùng là nghệ sĩ có một nửa dòng máu Pháp Phạm Ngọc Lân đàn guitar và hát bằng hai thứ tiếng Pháp – Việt với bản dịch lời Việt của chính ông, được xem là bản dịch tốt nhất từ trước tới nay với ca từ đẹp và thể hiện tinh thần bản gốc: 

Quả thực, cuộc sống là một hành trình với những nỗi buồn bay đi trên đôi cánh của thời gian, còn đọng lại là những điều đẹp đẽ ngọt ngào. Hãy luôn sống yêu thương. Hãy trân quý từng phút giây bạn có trên cõi đời…Đó phải chăng chính là “sống thực sự”?

Hà Phương Linh