Nghe lại bản gốc tuyệt đẹp là loạt bài qua đó chuyên mục Nghệ Thuật của Đại Kỷ Nguyên trân trọng dành tặng quý độc giả những ca khúc bất hủ mà khán giả Việt Nam vốn say mê, nhưng có thể chưa biết đến sự hiện diện của những bản gốc lộng lẫy và câu chuyện lịch sử xúc động xung quanh của chúng…. Chúc quý độc giả những giây phút thưởng thức đầy thú vị và thăng hoa…

Có độc giả đã viết cho Đại Kỷ Nguyên khi đến với loạt bài Nghe lại bản gốc tuyệt đẹp, rằng:

“Đến ngày hôm nay, thế giới lại gần được nhau hơn, thì chúng ta phải cảm ơn tầm quan trọng và sức lôi cuốn của Âm nhạc, mà bất cứ một dân tộc nào đều có thể, qua những nhạc phẩm bất hủ của mình, mang mọi người lại gần nhau, hòa cùng một trái tim, dù ở góc phố nào trên thế giới”.

Chiến tranh và bom đạn, là những cơn ác mộng kinh hoàng đối với những con người vô tội. Và có điều còn ám ảnh hơn bao giờ hết chính là nỗi đau mà chúng dày xéo lên những đứa trẻ, với ánh mắt ngây thơ, tương lai còn chưa kịp tới.

Chiến tranh và bom đạn, là những cơn ác mộng kinh hoàng đối với những con người vô tội (Ảnh: pixabay.com)

Có một ca khúc chạm tới tận sâu thẳm trái tim, ca khúc Pháp mang tên: Comme toi- Giống như con. Ca khúc không chỉ làm cho bao trái tim thổn thức bởi âm nhạc quá đẹp, mà còn gợi lại một nỗi sợ hãi không bao giờ cũ: Con trẻ luôn là những nạn nhân vô tội của chiến tranh và tội ác.

Bản gốc của Jean-Jaques Goldman khác hoàn toàn các phiên bản tiếng Việt hát bởi Mỹ Tâm với tựa đề “Về chốn thiên đường” (Album Ngày ấy Bây giờ), hay “Hãy đến với em” (Ngọc Lan), là những câu chuyện thổn thức về tình yêu đôi lứa. 

Jean-Jacques Goldman (Ảnh: queen.com)

Comme toiGiống như con được nhạc sĩ người Pháp Jean-Jacques Goldman lấy cảm hứng từ một hình ảnh cũ về một cô bé tên là Sarah bị giết trong trại tập trung của Đức quốc xã. Ca khúc là một hình ảnh chân thực đau lòng, một em bé chưa được 8 tuổi, đã bị chiến tranh cướp đi tất cả.

(Ảnh: bodhichita.com)

Xin mời độc giả cùng lắng nghe lại bản gốc nhạc Pháp một thời vang bóng, là niềm tự hào và yêu mến của người dân Pháp, mà ai ai cũng tin rằng, mỗi khi bài hát cất lên, những ông bố bà mẹ, sẽ ôm thật chặt những đứa con của mình.

Comme Toi – Jean Jaques Goldman

videoinfo__video3.dkn.tv||__

Chiến tranh và tội ác đã cướp đi ước mơ còn dang dở của những đứa trẻ.

Cô bé 8 tuổi trong bức ảnh không có một cái tên cụ thể và Goldman đã đặt cho cô cái tên Sarah, tên người vợ của ông tổ dân tộc Do thái, Abraham. Điều này cũng giải thích cho nội dung bài hát dù không chỉ đích danh nạn diệt chủng nhưng những cái tên trong bài hát đều ám chỉ đến người Ba Lan gốc Do thái. Ngoài Sarah còn có thêm Ruth, Anna, Jérémie và địa danh Varsovie (Warsaw, Ba Lan).

Bài hát Comme Toi là tâm trạng của một người cha khi ngắm nhìn con gái mình đang ngủ. Bé say sưa trong giấc nồng, khuôn mặt bình yên như một thiên thần nhỏ, đó chính là Caroline, con gái của Goldman năm ấy cũng đang gần tròn 8 tuổi.

Bé say sưa trong giấc nồng, khuôn mặt bình yên như một thiên thần nhỏ, đó chính là Caroline, con gái của Goldman năm ấy cũng đang gần tròn 8 tuổi. (Ảnh: pixabay.com)

Người cha yêu thương cô con gái biết nhường nào, ông thấy đó là một chồi non của sự sống, ngây thơ và đáng yêu, tâm hồn trong sáng của đứa trẻ đã đưa ông đến với nỗi nhớ về một cô bé có vẻ mặt trong xanh trong như bầu trời không gợn mây, trong chiếc váy nhung, cô bé cười tỏa biết bao sự sống. Em bé đứng bên cạnh gia đình trong một buổi chiều tà, ánh mắt lơ đễnh nhìn quanh như kiếm tìm trong vô định.

Cô bé ấy có đôi mắt sáng và chiếc váy đầm bằng nhung
Ở bên cạnh mẹ của bé, với gia đình vây quanh
Bé tạo dáng với một chút lơ đễnh dưới tia nắng dịu cuối ngày
Tấm ảnh không đẹp nhưng chúng ta có thể thấy ở đó
Niềm hạnh phúc đích thật và nỗi dịu êm của một buổi chiều tà
Cô bé đã yêu âm nhạc, nhất là Schumann và sau đó là Mozart

Bé tạo dáng với một chút lơ đễnh dưới tia nắng dịu cuối ngày. Cô bé đã yêu âm nhạc, nhất là Schumann và sau đó là Mozart (Ảnh: pinterest.com)


Giống như con, giống như con, giống như con, …
Giống như con mà ta đang nhìn xuống
Giống như con đang ngủ và mơ về điều gì đó
Giống như con, giống như con, giống như con,

Em bé đứng bên cạnh gia đình trong một buổi chiều tà, ánh mắt lơ đễnh nhìn quanh như kiếm tìm trong vô định. (Ảnh: pixabay.com)

Cô bé cũng như bao đứa trẻ khác, thích nghe những bản nhạc Schumann và sau đó là Mozart, cô được học ở một ngôi trường làng, cũng thích đọc sách và học cách đối nhân xử thế. Cô vẫn thường ngợi ca những chàng ếch xanh và nàng công chúa ngủ trong rừng, cũng mơ mộng trong vườn cổ tích, cũng mang theo những giấc mơ về một nàng công chúa xinh đẹp với hoàng tử xứ thần tiên. Sarah yêu búp bê và cả bạn bè, nhất là với Ruth và Anna.

Cô bé cũng như bao đứa trẻ khác, thích nghe những bản nhạc Schumann và sau đó là Mozart, cô được học ở một ngôi trường làng, cũng thích đọc sách và học cách đối nhân xử thế (Ảnh: pinterest.com)

Cô bé ấy đã đi học trong trường làng ở dưới đó
Cô bé đã học những cuốn sách, đã học các lễ nghĩa, phép tắc
Cô bé đã hát về những chú ếch và về những cô công chúa ngủ trong rừng
Bé yêu con búp bê và bạn bè của mình
Nhất là Ruth và Anna, và nhất là Jérémie
Và chúng đáng lẽ đã có thể lấy nhau một ngày nào đó ở Varsovie

Rồi một ngày nào đó, ở Varsovie, Sarah sẽ có một đám cưới tuyệt vời. Ôi giấc mơ mới đẹp làm sao, cô bé ấy còn tương lai phía trước. Cuộc sống của cô là chuỗi ngày êm đềm, với mộng mơ và những đám mây trắng trên cao.

Sarah sẽ có một đám cưới tuyệt vời, đó là ước mơ của cô bé (Ảnh: pixabay.com)

Mới 8 tuổi chưa hiểu hết sự đời, còn dang dở nụ cười chưa kịp khép, em hồn nhiên nhảy chân sáo giữa sân, búp bê như một cô bạn rất gần

Giống như con, giống như con, giống như con, …
Giống như con mà cha đang nhìn xuống
Giống như con đang ngủ và mơ về điều gì đó
Giống như con, giống như con, giống như con,

‘‘Giống như con, giống như con, giống như con, …’’ Người cha thủ thỉ với cô con gái bé bỏng như thể xoa dịu những gì đã mất của Sarah, giấc  mơ còn bỏ ngỏ. Cô bé ấy cũng như con, có đôi mắt sáng như sao đêm, trong xanh như nước biển, cô bé rất ngoan, và dáng vẻ như một thiên thần. Cô bé cũng sẽ trở thành một thiếu nữ, với biết bao nhiêu hoài bão ước mơ.

Cô bé ấy cũng như con, có đôi mắt sáng như sao đêm, trong xanh như nước biển, cô bé rất ngoan, và dáng vẻ như một thiên thần (Ảnh: youtube.com)

Cô bé ấy tên là Sarah, chưa được tám tuổi
Cuộc đời bé đã từng là những giấc mơ êm ả và những cụm mây trắng

Nhưng rồi nó bị tước đoạt bởi kẻ khác, giọng người cha như nghẹn ngào khi:

Nhưng những người khác đã quyết định cách khác
Cô bé ấy có đôi mắt sáng và cùng lứa tuổi với con
Đó từng là một bé gái bình thường và rất ngoan
Nhưng cô bé ấy đã không được sinh ra giống như con ở đây và bây giờ

Cuộc đời bé đã từng là những giấc mơ êm ả và những cụm mây trắng (Ảnh: pixabay.com)

Làn mây trắng không còn đó nữa, bị bom kia xé vỡ mất rồi, giấc mộng đẹp bị đạn bay xé nát. Những kẻ kia đã cướp mất đi rồi, vườn cổ tích với những chàng hoàng tử, chú ếch xanh nhảy nhót tung tăng, đã biến mất không còn dấu vết, bởi chiến tranh, bởi tàn ác của ai kia. Đôi mắt mộng mơ không còn nữa, chỉ là một ánh mắt chất chứa cả nỗi buồn.

Cô bé cũng như con hay biết bao đứa trẻ khác, cũng có những câu chuyện đang bỏ dở, cũng có những niềm vui nho nhỏ của tuổi lên 8. Cũng như con mong được bình yên và chìm trong mộng lành. Nhưng chiến tranh kia đã cướp đi tất cả, trong đó có những giấc mộng rất bình thường.

Tiếng vĩ cầm cất lên réo rắt, như cào xé tới tận tim gan, nỗi đau của những đứa trẻ là nạn nhân vô tội của chiến tranh và tội ác.

Chẳng còn tiếng ríu rít cười đùa, chỉ vương lại là nỗi sợ hãi bom đạn, gia đình li tán con mất mẹ, cha, lang thang như kẻ không nhà, rồi lại bị vùi lấp trong đống đổ nát, tàn tro.

Chiến tranh đã cướp đi mọi thứ, còn đâu nữa nụ cười trong sáng (Ảnh: pixabay.com)

Bạn có biết ở thời bình cũng có rất nhiều cuộc đời bất hạnh của những đứa trẻ phải gánh chịu cho tội ác ngay cả khi nó chưa kịp chào đời

Đó chính là những đứa trẻ mồ côi con của những cha mẹ có niềm tin vào Chân-Thiện-Nhẫn.

Họ đã cướp đi tiếng gọi mẹ, gọi cha. Cướp đi mái nhà ấm êm của chúng, đẩy biết bao những cuộc đời vào bất hạnh, con khóc đêm nhớ mẹ cha, đắp sương trời giữa màn đêm lạnh.

Ảnh chanhkien.org

Bạn có biết, sự đau khổ này không phải tới từ chiến tranh, mà đó chính là tội ác, điều đau đớn hơn cả lại xảy ra ở thời bình.

Điều này đã và đang xảy ra ở Trung quốc, trong các nhà tù hay những trại cưỡng bức, có những đứa trẻ với ánh mắt còn ngây thơ không hiểu vì sao mình lại bị nhốt vào tù, không hiểu vì sao không được tới trường, cũng không hiểu vì sao cha mẹ đột nhiên biến mất. Chúng cứ chạy đi kiếm tìm cha mẹ, biết hỏi ai và biết tìm đâu?

Ảnh chanhkien.org

Có những đứa trẻ chưa kịp nhìn thấy ánh sáng cuộc đời, đã vội vã rời khỏi thế gian vì những kẻ kia bức hại.

Tội ác biết sao mà kể xiết, lũ trẻ vốn vô tội ngây thơ, nhưng người ta lại biến nó trở thành những đứa bé phải hứng chịu tất cả những gì đau thương nhất.

Ước mơ ư? Quá xa vời, khi tiếng mẹ, cha chẳng bao giờ được cất lên lần nữa.

Đó là những cuộc đời li tán, đến tận bây giờ cũng chẳng biết đi đâu, chân giá lạnh, bụng đói khát. Biết đi đâu tìm mẹ tìm cha. Chỉ biết khóc cho thấu trời thấu đất. Những tiếng cười kia mãi mãi đã xa rồi.

Trở về với Comme toi- giống như con, để biết trân quý hơn những hạnh phúc mà ta có được ở thời bình, nhìn lại những nỗi đau, mất mát do chiến tranh, tội ác, để rồi chúng ta thấm hơn, yêu thương và quý trọng hơn cuộc sống này.

Ta sẽ biết trân quý hơn cuộc sống này, những tháng ngày vui vẻ hồn nhiên không đau khổ (Ảnh: pixabay.com)

Bài hát với giai điệu du dương khiến người nghe vừa day dứt khôn nguôi nhưng cũng lại như được nạp thêm năng lượng yêu thương. Cả bài hát không hề có một đoạn lời nào chỉ đích danh đến lò mổ chiến tranh, nạn diệt chủng, trại tập trung… nhưng người nghe vẫn sởn gai ốc với những hình tượng được đặt ra. Và nó cũng là ý mở của Goldman khi có thể liên hệ bài hát tới những cuộc chiến khác, những tội ác khác biến bọn trẻ trở thành những nạn nhân vô tội.

Jean-Jacques Goldman đã nói thay tất cả những đau đớn mãnh liệt, bằng một giọng hát quá đỗi dịu dàng.

Comme Toi (Giống như con) như thể cái bóng phản chiếu sự ám ảnh khôn nguôi của chiến tranh, tội ác diệt chủng hay bức hại phi nghĩa. Đó có thể là bé gái của bất cứ gia đình nào. Hay nói như Goldman, “bé gái ấy, chính là chúng ta”.

Mời quý độc giả thưởng thức:

Tịnh Tâm – Hà Phương