Theo học thuyết tiến hóa, con người chỉ mới tồn tại không lâu, chưa tới 1 vạn năm, khoa học hiện đại là tân tiến nhất. Tuy nhiên càng ngày các nhà khảo cổ học càng tìm ra được những tàn tích của nhiều nền văn minh con người mấy triệu năm trước, có khi còn hiện đại và văn minh hơn bây giờ. Hy vọng loạt bài này sẽ giúp độc giả có thêm cái nhìn về lịch sử, nền văn hóa con người đã từng thất lạc trong quá khứ.

Cách đây vài năm, một nhóm các nhà khảo cổ học Hy Lạp- Mỹ đã có một phát hiện chấn động. Họ phát hiện những dấu tích đi biển cổ xưa nhất trên thế giới trong khu vực Plakia trên đảo Crete, Hy Lạp. Đây là một khám phá quan trọng, nó đã được xếp trong 10 khám phá khảo cổ lớn nhất của năm 2010.

Khám phá của họ buộc các nhà nghiên cứu phải suy nghĩ lại về những khả năng đi biển của con người trong các nền văn minh tiền sử, nghĩa là thuyết tiến hóa là hoàn toàn sai lầm. 

Nhóm nghiên cứu của các nhà khảo cổ đã tiến hành khai quật trong hẻm Preveli trên đảo Crete. Họ phát hiện ra một số hiện vật trong đó tìm thấy hơn 30 công cụ hai mặt, cũng như hàng trăm công cụ bằng đá khác như dao và cái nạo bằng thạch anh, nằm rải rác ở hơn 20 địa điểm khác nhau.

Trước đây, người ta cho rằng người cổ đại đã đặt chân tới Crete, Síp, vài hòn đảo Hy Lạp khác và Sardinia cách đây không quá 12.000 năm. Tuy nhiên, các công cụ bằng đá phát hiện ở Parkia có niên đại ít nhất 130.000 năm.

Những công cụ bằng đá tìm thấy trên đảo Crete là bằng chứng về các chuyến vượt biển cổ xưa.

Các công cụ này được xác định niên đại bằng một phân tích địa tầng (một nhánh của địa chất học nghiên cứu các lớp đá). Các vách đá và hang động trên bờ biển đã được nâng lên bởi lực kiến tạo trong một quá khứ xa xôi. Những lớp được nâng lên này là một chuỗi các giai đoạn địa chất đã được nghiên cứu kỹ về niên đại. Nhóm nghiên cứu đã phân tích lớp có chứa các công cụ và xác định lớp đất này được tìm thấy ở bề mặt từ cách đây 130.000 đến 190.000 năm.

Các vách đá cao xung quanh làng Plakia đã hình thành đường bờ biển từ thời tiền sử. Đây là nơi nhóm nghiên cứu bắt đầu khai quật.

Người ta cho rằng Crete là một hòn đảo có niên đại 5 triệu năm, như vậy các công cụ này chỉ có thể mang tới đây bởi người cổ đại khi họ vượt biển. Điều này có nghĩa rằng các chuyến vượt biển đã tồn tại ở Địa Trung Hải hàng chục ngàn năm trước đó so với suy nghĩ ban đầu của các nhà khảo cổ. 

Trước phát hiện này, chuyến vượt biển được cho là cổ xưa nhất là sự di cư vượt biển tới châu Úc của người cổ đại, cách đây 60.000 năm. Họ phải đi qua các đảo trên một khoảng cách tối đa 71km trên đại dương.

Một giả thuyết cho rằng những chiếc thuyền di cư là bè gỗ với cánh buồm làm bằng da thú khâu lại với nhau và được gắn lên một cây gậy để bắt gió.

Tuy nhiên, các chuyên gia về lịch sử hàng hải nguyên thủy giải thích những người đi biển cổ đại có thể đã sử dụng một thứ gì đó vững chắc hơn để đi biển từ Bắc Phi đến Crete.

Nếu nghiên cứu này được khẳng định bởi các nghiên cứu sâu hơn, sự xuất hiện của các đồ vật, công nghệ cổ đại trong thời kỳ cổ xưa cần phải được xem xét kỹ càng trước những suy nghĩ từ trước đến nay của chúng ta.

Xuân Hà