Không nghi ngờ gì khi nói Napoleon Bonaparte (1769 – 1821) là một trong những nhà lãnh đạo quân sự vĩ đại nhất mọi thời đại. Napoleon đã có nhiều trận chiến thành công trong trong thời gian trị vì, ông đã xâm chiếm phần lớn châu Âu với cách bày binh bố trận trong những chiến thuật tuyệt vời của ông. Nhưng tại sao ông thất trận ở Waterloo?

Là một nhà quân sự tài ba,Napoleon đã khiến nước Pháp trở thành một quốc gia hùng mạnh.

Tuy nhiên, có nhiều lần Napoloen bị thất trận. Lý do cho những trận thua đó là ông đã đánh giá thấp kẻ địch. Ông đã quá tự tin, chính điều này đã dẫn tới việc bại trận của ông.

Quân Pháp chìm trong bão tuyết

Ví dụ, cuộc xâm lăng nước Nga của ông bị thất bại vì ông đã đánh giá thấp chiến lược của Sa hoàng Alexander I. Napoleon cũng không chú ý đến việc mùa đông ở nước Nga rất lạnh.

Quân Pháp bị bắt trong chiến dịch nước Nga

Thất bại của Napoleon ở Nga đã khởi đầu cho sự sụp đổ của ông và khiến cho nước Nga trỗi dậy như một siêu cường dẫn đầu châu Âu thời hậu Napoleon.

Napoleon và trận Waterloo.

Nước Bỉ là nơi diễn ra cuộc đọ sức nổi tiếng, đồng thời cũng là một trận đánh hoàn toàn bất lợi cho Napoleon và đội quân của ông.

Trận đánh giữa một bên là Pháp với Anh, Phổ và các đồng minh của họ. Cuộc đại thắng của người Anh và người Phổ và quân đồng minh đã chấm dứt triều đại Napoleon trong lịch sử châu Âu.

Trận chiến Waterloo bắt đầu ngày 18 tháng Sáu năm 1815. Đó là cuộc đối mặt đầu tiên và cũng là cuối cùng giữa hai nhà lãnh đạo quân sự lừng danh – Napoleon Bonaparte và Công tước Wellington. Lý do khiến Napoleon thất trận trong cuộc chiến với người Anh là vì ông đã đánh giá quá thấp kẻ thù. Napoleon Bonaparte bước vào trận Waterloo với niềm tin chắc chắn rằng quân đội của ông sẽ đánh bại hoàng toàn Công tước Wellington.

Napoleon đã không dò xét đầy đủ về chiến thuật mới rất khôn ngoan của Wellington. Napoleon đã hoàn toàn đánh giá sai về Công tước Wellington cùng các quân đồng minh.

Napoleon đánh giá sai về Công tước Wellington và các quân đội đồng minh.

Công tước Wellington có một chiến thuật rất khéo léo. Ông đã thiết lập vị trí phòng thủ rất vững chắc bên một sườn đồi và được gia cố bởi nông trang trong vùng để bảo vệ những cánh quân phía sau của ông.

Napoleon vẫn sử dụng chiến lược đã lỗi thời và không hề chuẩn bị trước cho cuộc đột kích “chí mạng” của Wellington.

Vào buổi chiều, Napoleon ra lệnh cho quân đội của ông tấn công người Anh và đồng mình trước khi người Phổ đến. Ông quyết định tấn công người Anh trước khi tiến vào Waterloo.

Khi quân đội Pháp tấn công, họ sửng sốt với việc binh lính Anh ẩn náu đằng sau môt quả đồi. Trận Waterloo biến thành một cuộc tắm máu.

Ngày càng có nhiều quân đội đồng minh tham gia vào trận đánh và Napoleon không có chút khả năng giành chiến thắng nào.

Có khoảng 14500 binh lính Anh chết và bị thương trong trận Waterloo, còn quân Phổ của tướng Bluchen bị tổn thất khoảng 7200 người. Quân đội Pháp có khoảng từ 25000 đến 26000 lính Pháp bị chết hoặc bị thương. Khoảng từ 6000 đến 7000 lính Pháp bị bắt làm tù binh và 15000 người khác bị bỏ mặc. Trận Waterloo đã quyết định chiến thắng của các quân đội đồng minh.

Quân đội của Napoleon đã không còn là một lực lượng có tổ chức và sức chiến đấu, các quân đồng minh đã chiếm cứ được thủ đô Paris. Sau đó vua Louis XVIII được trở lại ngai vàng, còn Napoléon phải lưu đày tới đảo Saint Helena, nơi ông qua đời vào năm 1821.

Trận Waterloo là dấu chấm hết cho sự nghiệp quân sự của một trong những đại tướng vĩ đại nhất trong lịch sử – tướng Napoleon. Đồng thời cũng chấm dứt sự thống trị châu Âu của người Pháp.

Tất cả để nói lên một điều rằng, dù ta có tài giỏi đến đâu, thì chân lý sau vẫn đúng: 

“Biết mình biết người, trăm trận trăm thắng”

Xuân Dung.

Xem thêm :

Bắn 13 phát đạn pháo vào một công trình mà không phá nổi, toàn bộ quân Nhật phải dập đầu bái lạy

Hàn Tín, hùm thiêng khi đã sa cơ (Kỳ 7): Bốn bề khúc Sở ca, Hạng Vũ phải tuyệt mệnh

Thảm họa Pompeii: Phát hiện bi kịch đau lòng trong những tàn tích cổ xưa (+Video)