Mai Trung Thứ

Niềm thương nhớ quê hương
là nguồn cảm hứng vô tận

Là một trong nhóm tứ kiệt của nền hội họa Việt Nam (Phổ – Thứ – Lựu – Đàm), Mai Trung Thứ đã để lại một tài sản tinh thần vô giá với những bức tranh nhẹ như gió thoảng. Tên tuổi ông trong hội họa gắn liền với những tác phẩm tranh lụa về đề tài phụ nữ, trẻ em, cuộc sống thường ngày dưới cái nhìn mang đầy màu sắc văn hóa Á Đông.

 Danh hoa mai trung thu trong phong tranh cua minh

Danh hoạ Mai Trung Thứ trong phòng tranh của mình tại Vanves, Pháp năm 1964. (Wikipedia)

Mai Trung Thứ (hoặc Mai Thứ) sinh năm 1906, quê ở làng Do Nha, huyện An Dương, Hải Phòng.

Ông là một trong những họa sỹ tốt nghiệp khóa đầu tiên của Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương (1925-1930).

Năm 1925, ông thi vào khóa I Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương cùng lứa với Nguyễn Phan Chánh, Lê Văn Đệ, Lê Phổ, Nguyễn Cao Luyện…

Năm 1930, sau khi tốt nghiệp Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, Mai Trung Thứ được bổ nhiệm dạy vẽ tại Trường Quốc học Huế.

Trong thập niên 1930, cùng với một số họa sỹ khác, Mai Trung Thứ tham gia trưng bày tranh ở nhiều nước trên thế giới như ở Italia, Bỉ, Mỹ và ở Pháp nơi ông đến định cư sau này.

“Vấn tóc”.

“Thiếu nữ và cuốn sách”.

“Thưởng trà”.

Phần lớn cuộc đời họa sỹ Mai Trung Thứ, ông sống và hoạt động nghệ thuật tại nước Pháp. Tên tuổi ông trong hội họa gắn liền với những tác phẩm tranh lụa về đề tài phụ nữ, trẻ em, cuộc sống thường ngày dưới cái nhìn mang đầy màu sắc văn hóa Á Đông. Ở thời hiện đại ngày nay, những hình ảnh đó chính là hình ảnh để thương để nhớ. Và bởi vì ông sống xa quê, nên nỗi niềm thương nhớ ấy dạt dào trên từng nét vẽ ngọt ngào của ông về quê hương…

“Hoa đào”, 1976.

“Chiếc khăn màu vàng”.

“Thiếu nữ bên hàng hiên”, 1940.

“Tiệc trà”.

Theo hoạ sỹ Trịnh Cung: “Điều mà trong tranh lụa truyền thống không ai vẽ được những mảng màu nguyên sắc như xanh, đỏ, vàng, lục,… một cách đậm đà và tươi tắn như Mai Trung Thứ mà thường chỉ thấy có trong tranh bột màu hay sơn dầu. Đây là một điểm khác biệt rất lớn trong dùng màu cho tranh lụa của Mai Trung Thứ và với tranh lụa của hầu hết các họa sỹ Việt Nam từ những họa sỹ bậc thầy như Nguyễn Phan Chánh, như Lê Văn Đệ,… hầu như tất cả các họa sỹ vẽ tranh lụa đều chỉ dùng màu có độ nhạt và mỏng, trong một gam màu nghiêng về xanh và nâu. Dùng màu cho tranh lụa kiểu Mai Trung Thứ, từng mảng lớn và đậm màu thì chỉ có vẽ khô trên nền lụa đã canvas hóa như ông đã nghĩ ra”.

“Điểm trang cho đám cưới”.

“Năm cô gái trẻ”.

“Thiếu nữ ngủ”.

“Hai cô gái”.

Hình ảnh con người và cảnh vật trong tranh của Mai Trung Thứ nổi lên với sắc thái sâu đậm và hồn nhiên, như nỗi nhớ quê hương lúc nào cũng đau đáu trong lòng ông.

“Tập viết”, 1956.

“Đấu vật”, 1956.

“Học bài”, 1942.

“Học bài”, 1941.

“Trẻ con chơi”.

Tranh lụa Mai Trung Thứ không chỉ được người Pháp yêu quý mà còn được cơ quan UNESCO của tổ chức Liên Hợp Quốc chọn như một biểu tượng nghệ thuật của tình yêu dành cho trẻ em trên toàn thế giới.

Trung Dung
(Hình ảnh từ: Wikipedia/Pinterest)