“Tần Vương phá trận nhạc” hay “Tần Vương phá trận vũ”, là nhạc vũ cung đình nổi tiếng nhất triều đại nhà Đường, cũng là một đại khúc ca múa nhạc ảnh hưởng rất lớn tới các thế hệ sau này. Ban đầu nó chỉ được biểu diễn trong những dạ yến cung đình, sau đó được dùng trong tế lễ, chúc tụng những ngày lễ lớn.

videoinfo__video3.dkn.tv||7b24d6bf7__

Theo “Tùy Đường gia thoại”, “Cựu Đường thư – Âm nhạc chí” và “Thái Bình quảng ký” có ghi lại: Năm 602, Tần Vương Lý Thế Dân đã phản công tái chiếm Thái Nguyên và thành đô của Lưu Thế Chu, giải vây cho nhà Đường khỏi mối nguy hiểm rình rập, mở đường đến Hà Đông (nay là Vĩnh Tế, Sơn Tây). Quân nhân trong lúc thắng trận đã sáng tác ra một ca khúc để mừng thắng lợi và được Lý Thế Dân tán tụng.

Khí thế hùng hồn cảm thiên động địa

“Tần Vương phá trận nhạc đồ” – Bích họa trong động 217 hang Đôn Hoàng (Nguồn ảnh: epochtimes)

Vào đầu năm 627, Thái Tông Lý Thế Dân lệnh chiếu cho Ngụy Trưng soạn 7 lời ca cho khúc nhạc này, Lư Tài cùng giúp đỡ phổ âm luật, sau đó đặt tên là “Tần Vương phá trận nhạc“. Khúc nhạc với âm điệu uyển chuyển, khí chất toát lên phong phú đầy lực. Đồng thời cộng với nhạc đệm của ban nhạc cung đình, trống lớn rung vang trời, truyền thanh trên trăm dặm, khí phách hùng hồn, cảm thiên động địa.

Đường Thái Tông Lý Thế Dân lên ngôi sau năm thứ nhất, vào mùng ba tháng giêng, mở yến tiệc cùng các quần thần, tấu khúc “Tần Vương phá trận nhạc”. Đây là lần đầu tiên khúc nhạc này được trình diễn ở nơi trang nghiêm, long trọng. Nghe nói vũ khúc ca múa này khiến cho trăm quan thân đều kích động không thôi. Vào năm trị vì thứ 7 của Đường Thái Tông, ông để cho Ngụy Trưng, Ngu Thế Nam, Chử Lượng và Lý Bách Dược làm lại ca từ. Bản thân ông cũng sáng tác ra một bức vẽ tên “Phá trận nhạc vũ đồ“. Sau đó ông lại lệnh cho Lữ Tài dạy nhạc cho 120 nhạc công, cùng với 128 người mặc áo giáp cầm kích học múa vũ khúc này.

Hình tượng Lý Thế Dân (Nguồn ảnh: wikipedia)

Căn cứ theo hình vẽ, ban nhạc được bố trí: vũ đội bên trái xếp hình tròn, bên phải xếp hình vuông, phía trước xếp xe chiến, phía sau bày đội ngũ. Đội hình mở ra giống như một chiếc gầu xúc lớn, làm ra một tư thế sẵn sàng chiến đấu. Những võ giả người khoác áo giáp sắt, trong tay cầm kích. Toàn bộ vũ khúc chia ra làm 3 màn, mỗi màn gồm bốn trận, chủ yếu là động tác đâm kích tới địch, động tác và âm nhạc hòa hợp.  

Phàm là yến tiệc có tổ chức vũ khúc này, bắt buộc phải là quan tam phẩm trở lên mới được tham dự. Lôi trống lớn, vang vọng trăm dặm, khí thế hùng tráng che khuất núi sông. Sau cùng dùng hai ngàn binh mã, cùng nhau tiếng vào sân, cảnh tượng vô cùng nguy nga tráng lệ.

Danh tiếng vang xa ngoại quốc

“Tần Vương phá trận nhạc” đã nổi tiếng tới hải ngoại vào thời điểm đó. Người ta kể lại rằng sau khi cao tăng Huyền Trang đến Ấn Độ, ở đất nước Kānyakubja, vua nơi đây vô cùng ái mộ khúc ca “Tần Vương phá trận nhạc”. Ông nói: “Xin gửi lời của ta tới Tần Vương thiên tử. Tần Vương là người có tầm nhìn xa, khiến cho quốc gia thịnh vượng, vang vọng cả âm nhạc tới ngoại quốc“.

Nước Kāmarūpa ở Ấn Độ cũng rất quan tâm đến khúc “Tần Vương phá trận nhạc”. Vua của Kāmarūpa từng hỏi Huyền Trang rằng: “Các nước xung quanh Ấn Độ hiện nay rất ca tụng khúc “Tần Vương phá trận nhạc”, tiếng thơm vang lâu này, không biết là của đất nước nào?” Huyền Trang đáp: “Thưa, ca khúc này chính là của quân vương của nhà Đường chúng tôi“. Vua lại nói: “Không ngờ lại là sản phẩm của đất nước các người, xưa nay ngưỡng mộ sông núi phương Đông, sơn xuyên đại đạo đã lâu, nay đúng là được mở mang tầm mắt“.

“Tần vương phá trận nhạc” là nhạc và điệu múa cổ điển nổi tiếng nhất thời nhà Đường. (Ảnh: tangpalacedanceshow)

Tiết mục cúng tế truyền thống thời Đường

“Tần Vương phá trận nhạc” trong thời kỳ trị vì của Cao Tông Lý Trị, thường được trình diễn trong cung đình. Sau đó đem cái tên cũ đổi thành “Thần công phá trận nhạc“, đổi từ 128 người múa giảm xuống thành 64 người, nhưng lại gia tăng nhạc khí, nhạc đệm như người thổi tiêu,v.v. Ban đầu nhạc khúc tổng cộng có 52 lần chuyển nhạc, nhưng sau đó đổi thành chuyển nhạc 2 lần. Vì sắp hàng vũ đội chiến đấu bây giờ đã được chuyển thành nghi thức cúng tế. Từ đó “Tần Vương phá trận nhạc” đã trở thành tiết mục truyền thống dùng trong cúng tế thời Đường.

(Nguồn ảnh: nicecasio.pixet)

Đến thời hoàng đế Đường Huyền Tông, Lý Long Cơ lại đem “Tần Vương phá trận nhạc” đổi thành “Tiểu phá trận nhạc“, biên soạn và thay đổi rất nhiều. Lý Long Cơ mở rộng số lượng vũ đội từ 128 người đẩy lên mấy trăm người, trở thành một nhạc vũ khổng lồ. Nhưng có điều là mấy trăm người lính diễn xuất ấy đều là cung nữ cải trang.

Từ đầu triều đại nhà Đường đến cuối triều đại nhà Đường, “Tần Vương phá trận nhạc” đã được lưu truyền gần 300 năm. Trong hang động thứ 217 của hang Đôn Hoàng, có một bức bích họa lớn, không chỉ khắc họa cảnh nhạc vũ được trình diễn trong việc cúng tế, mà còn trở thành một loại nhạc vũ để đón tiếp khách quý.

Theo epochtimes.com

Uyển Vân biên dịch

Mời quý độc giả cùng thưởng thức lại bài “Tần Vương phá trận nhạc”:

videoinfo__video3.dkn.tv||7b24d6bf7__

Clip hay:

videoinfo__video2.dkn.tv||42a70e08d__