“Đêm an lành, đêm thánh thiện, vạn âm thanh, ánh sáng rực rỡ lóe lên…” Nghe giai điệu thanh thản đó, dường như đưa ta đến một thế giới phủ đầy tuyết trắng, ngắm ánh trăng yên tĩnh tỏa sáng trên mặt đất và cảm nhận sự ban phước thuần khiết. Nếu không có “Silent night”, Giáng sinh sẽ mất đi một bầu không khí kỳ diệu.

Nguồn gốc của “Silent night”

Vào một mùa đông của 200 năm trước (năm 1818), một nhóm ca sĩ đã đi thăm vùng núi Alps thuộc nước Áo và biểu diễn những bài hát truyền thống. Ngày 23 tháng 12, họ đã đến Oberndorf, một ngôi làng nhỏ gần thành phố Salzburg, Áo.

Kế hoạch ban đầu là trình bày câu chuyện âm nhạc kể về sự ra đời của Chúa Giêsu tại nhà nguyện St. Nicholas địa phương. Tuy nhiên, mọi người đều rầu rĩ vì chiếc đàn organ của nhà thờ đã bị hỏng, lũ chuột đã cắn bể ống thổi, chắc chắn rất khó để sửa chữa trước lễ Giáng sinh.

Bức tranh lịch sử về nhà nguyện St. Nicholas, được chụp trước năm 1899. (Ảnh: Gakuro / Wikimedia Commons)

Cuối cùng, mục sư đã sắp xếp cho mọi người biểu diễn trong nhà của một người dân. Đêm đó mọi người diễn hai bản nhạc nói về ngày sinh của Chúa Giêsu. Phó linh mục Joseph Mohr có cảm nhận sâu sắc về nội dung của Kinh thánh, sau cuộc biểu diễn, ông không về nhà ngay mà đi ra ngoài một chặng đường khá xa, con đường này sẽ dẫn đến một con đường tắt qua đỉnh núi.

Từ đỉnh núi nhìn xuống Obendorf. (Ảnh: Michael Barera / Wikimedia Commons)

Mohr đứng trên đỉnh núi, trông về bốn phương phía xa, ngắm nhìn ngôi làng và những quả đồi phủ đầy tuyết. Trong sự tịch mịch tĩnh lặng, ông nhớ lại bài thơ mình đã viết cách đây vài năm, mô tả rằng vào một đêm yên tĩnh, các thiên thần tuyên cáo sự ra đời của Thánh Anh. Ông trở về và đi lại quanh nhà, lục tìm bài thơ cũ, quyết định sử dụng nó để soạn một bài thánh ca cho đêm Giáng sinh.

Ngày hôm sau, vào ngày 24 tháng 12, Mohr tìm được một người chơi đàn dương cầm là Franz Gruber trong nhà thờ và mời Gruber cùng mình diễn xướng. Gruber chỉ trong có vài giờ đã viết ra một giai điệu đơn giản phù hợp với bài thơ của Mohr. Vào đêm Giáng sinh năm đó, họ đã hát bài “Silent night” này với giọng hát thanh thoát, kèm theo nhạc đệm du dương của Gruber.

Chân dung Franz Gruber, vẽ bởi họa sĩ Sebastian năm 1845. (Ảnh: epochtimes)

Hát rằng:

Đêm an lành, đêm thánh thiện, vạn âm thanh, ánh sáng rực rỡ lóe lên

Đi theo Thánh Mẫu, cũng đi theo Thánh Anh, bao nhiều sự ân cần là bấy nhiêu sự ngây thơ,

Tận hưởng trời ban cho giấc ngủ an lành, tận hưởng trời ban cho giấc ngủ an lành…

Người ta nói rằng tiếng vỗ tay của người nghe như sấm động, nói đùa rằng, nếu không có sự tác động của lũ chuột thì sẽ không có bài hát hay như vậy!

Bài hát “Silent night”, bản thảo viết tay của Joseph Mohr, khoảng năm 1820. (Ảnh: epochtimes)

Tin tốt lành lan xa

Vài tuần sau, nhà tổ chức nổi tiếng Karl Mauracher đến sửa chữa đàn piano ở nhà nguyện. Sau khi sửa xong, Gruber liền tới chơi khúc “Silent night”, Karl nghe xong rất thích liền mang nhạc phổ về nhà ông, tại một chân đồi của dãy Alps, có địa danh là Kapfing.

Kapfing thuộc thung lũng Ziller của xứ Bavaria, nơi có lịch sử lâu đời về các bài hát truyền thống. Tại đó có hai gia tộc chuyên ca hát là Rainers và Strass nổi tiếng diễn xướng ca hát, vì thế mà bản nhạc đã được truyền tới và cất lên tại nơi này.

Straussell là một thương gia lớn trong ngành công nghiệp sản xuất bao tay. Vào đầu những năm 1830, ông đưa con đi du lịch đến các thành phố lớn như Leipzig và Berlin. Chúng mặc trang phục truyền thống và hát những bài hát dân gian độc đáo (giống như dân tộc thiểu số ở vùng núi của Trung Quốc hoặc vùng núi cao Đài Loan) để thu hút khán giả.

Bởi tiếng hát của bọn trẻ trong trẻo và du dương, nên tạo tiếng vang rất nhanh; chúng bắt đầu được mời biểu diễn chính thức. Trong các bài hát chúng trình diễn bao gồm cả bài “Silent night”. Sau khi nghe, William IV – vua nước Phổ nói rằng đây là bài hát yêu thích nhất của ông, còn yêu cầu nhà thờ Saxon đưa bài hát này diễn xướng vào mỗi đêm Giáng sinh.

Một gia đình khác của Hernell cũng đi du lịch châu Âu trong cùng thời gian. Họ đã đến cung điện nước Anh, khán giả lúc đó bao gồm cả Nữ hoàng Victoria, khi ấy vẫn còn là một cô bé. Năm 1839, nhóm nhạc Recital của gia đình Hernell cũng đã đến Hoa Kỳ để hát tại nhà thờ Trinity ở thành phố New York. Theo cách này, “Silent night” đã trở thành một bài hát truyền thống dành cho đênm Giáng sinh ở cả hai bên bờ Đại Tây Dương.

The Recell Family Recital – một nhóm nhạc từ Thung lũng Ziller, 1827, in màu. (Ảnh: epochtimes)

Điều thú vị là, ngày càng có nhiều người bị mê hoặc bởi “Silent night”, một số người bắt đầu đặt câu hỏi về nguồn gốc của bài hát này. Một số người nói rằng chúng là những bài hát dân gian của Bavaria. Một số người cho rằng chúng được viết bởi các nhà soạn nhạc người Đức Haydn, Mozart, và thậm chí là Beethoven. Sau đó, các quan chức của Berlin đã phát huy tinh thần của Sherlock Holmes mà lần tìm ra được tu viện St. Nicholas, sau đó tìm hiểu rõ ràng câu chuyện về Gruber và Mohr.

Thẻ bài kỷ niệm 100 năm “Silent night”, bên trái là nhà thơ trữ tình Mohr, và bên phải là nhà soạn nhạc Grub. (Ảnh: epochtimes)

Huyền thoại gây chấn động – Giáng sinh năm 1914

Thời gian trôi nhanh, lịch sử đã bước vào thế kỷ 20. Năm 1914, khi lục địa châu Âu đang bốc cháy trong khói lửa chiến tranh, Đức chiếm Bỉ và muốn tiêu diệt Pháp trong một cuộc đột kích. Tuy nhiên, khi Vương quốc Anh tham gia cuộc chiến, các đồng minh do Đức lãnh đạo và các đồng minh Anh và Pháp đã đào một loạt các chiến hào dọc biên giới Pháp từ Biển Bắc đến Thụy Sĩ, cũng được gọi là “Mặt trận phía Tây”.

Bản đồ Mặt trận phía Tây của Thế chiến thứ nhất năm 1914. Tài liệu lịch sử của quân đội Hoa Kỳ. (Ảnh: epochtimes)

Bước chân của mùa đông đang đến gần hơn. Giáo hoàng Benedict XV – người vừa nhậm chức, kêu gọi mọi người ngừng chiến đấu vào dịp Giáng sinh. Ông hy vọng rằng: “Ít nhất là vào đêm các thiên thần cất tiếng hát, hãy để các họng súng im lặng.”

Nhưng trong những chiến hào lạnh lẽo, râm mát, những người lính không thể trở về nhà dường như cũng đã nhất trí đưa ra một cách để ăn mừng Giáng sinh – một thỏa thuận ngừng bắn trước và sau Giáng sinh.

Các nhà sử học vẫn chưa đồng ý với các chi tiết cụ thể, nhưng theo các sĩ quan và binh sĩ tham gia chiến tranh, vào đêm Giáng sinh năm 1914, ở các khu vực quân sự khác nhau, thực sự rất nhiều người đã có những điều khó quên và khó tin trong cuộc đời của họ.

Một hình ảnh được công bố trên tờ London News Illustrated vào ngày 9 tháng 1 năm 1915. Các sĩ quan và quân đội Anh và Đức đã bắt tay và trao đổi mũ để chúc mừng Giáng sinh. Có một cây thông Noel nhỏ và một sĩ quan Đức đang chụp ảnh. (Ảnh: epochtimes)

Theo những người tham gia cuộc chiến, “Trong đêm Giáng sinh, chiến khu bỗng trở nên yên tĩnh kỳ lạ; các tiếng súng đều im bặt. Trong bóng tối, từ các chiến hào của Đức đã cất lên lời hát của bài Silent night.” Quân đội Anh cũng có chút kinh ngạc, họ cũng biết bài hát này, nghe thấy vậy cũng liền cất lên lời hát linh thiêng từ quá khứ.

Ngày hôm sau, nhiều sĩ quan và quân lính của hai bên đã trèo lên khỏi chiến hào. Theo họ mô tả, “Chúng tôi trao đổi sô cô la, bánh mì đen của Bavaria, rượu bồ đào, rượu vang,…” Một số khu vực còn tổ chức đá bóng giao hữu, khi chia tay mọi người đều hô vang: “Giáng sinh vui vẻ!”

Tuy nhiên, sau lễ Giáng sinh đáng nhớ đó, cuộc chiến vẫn tiếp diễn, hòa bình vẫn chưa thể đến. Năm 1915, chiến tranh thế giới vẫn tiếp diễn, vẫn có một thỏa thuận ngừng bắn vào dịp Giáng sinh, nhưng với quy mô nhỏ hơn. Đến cuối năm 1916, các đồng minh do Đức thống trị đã cấm hẳn thỏa thuận ngừng bắn, vì “chiến tranh là việc nghiêm túc”.

Vì lý do đó, thỏa thuận ngừng bắn lịch sử này thậm chí còn kỳ diệu và quý giá hơn. Thông điệp tâm linh và lòng tốt của nhân loại đã tỏa sáng trong khoảnh khắc này, với ánh sáng vĩnh cửu. 

Nhà nguyện đêm Giáng sinh. Vào đêm Giáng sinh 200 năm trước, bài thánh ca “Silent Night” đã ra đời tại đây. (Ảnh: Gakuro / Wikimedia Commons)

Chúng ta hãy một lần nữa cảm nhận sự bình yên do bài Thánh ca này mang lại:

videoinfo__video3.dkn.tv||__

Theo epochtimes.com

Uyển Vân biên dịch