Từ xa xưa, toàn nhân loại nói chung đều có cùng một niềm tin vào Thần linh và các đấng tối cao. Quan niệm “Vạn vật hữu linh” hay xem một số sinh mệnh xung quanh như biểu tượng giao hoà giữa con người và thiên thượng không phải chỉ phổ biến ở một quốc gia mà ở rất nhiều vùng lãnh thổ khác nhau trên thế giới.

Người Maya với một nền văn minh hàm chứa nhiều điều huyền bí lại càng thể hiện rõ được quan niệm của dân tộc họ về khía cạnh này.

Trong tôn giáo và vũ trụ học của người Maya, cây Ceiba còn được xem là Cây Đời Sống bởi họ tin rằng Cây Đời Sống này chính là điểm khởi thuỷ của thế giới. Cây Ceiba bám rễ sâu dưới lòng đất và thân cây to thẳng vươn cao lên trời cao, cùng tán cây toả rộng bao phủ cả một khoảng rừng.

Người Maya quả thật rất tinh tế trong việc nhận biết các đặc điểm của cây Ceiba  này và kết nối nó với các quan niệm của họ về Thần linh và con người. Cây Đời Sống trở thành biểu tượng có sức mạnh trên toàn thế giới và trong mỗi nền văn hoá, nó lại mang những ý nghĩa tương đồng.

Thân cây thẳng đứng thông thẳng lên trời, rễ là nơi trú ngụ của những con dơi là biểu tượng cho thế giới ngầm sâu dưới lòng đất, thân cây là nơi nhiều loại chim và côn trùng có thể tìm kiếm thức ăn, biểu tượng cho thế giới thực tại của con người sinh sống, tán cây rộng, to cao toả khắp 4 hướng tượng trưng cho 4 phương hướng đặc thù trong niềm tin của người Maya cổ.

Người Maya tin rằng có 3 giới cùng đồng tồn tại: chín tầng địa ngục hay còn gọi là Xibalba;  thế giới trung tầng là nơi con người sinh sống và cuối cùng là thiên thượng, nơi có bốn vị thần Atlas và thần Bacabs cùng cai quản. Cây Đời Sống này được xem là Trục Mundi, hay còn biết đến là cây Ceiba linh thiêng –  nơi mà sinh mệnh các giới có thể xuyên qua để gặp gỡ nhau.

Cây Ceiba của người Maya cũng được đặt vào trung tâm của nhiều ngôi làng hiện đại bởi vì người Maya cho rằng Ceiba trong ngôn ngữ của họ có nghĩa là |Ya’ax Ché” – trung tâm. Cây đã vượt qua nhiều tầng sinh mệnh, thiên đường, trái đất và Xibalba, tên của thế giới dưới lòng đất trong thần thoại K’iche Maya.

Cây Đời Sống trong các nền văn hóa khác

Những người Ai Cập cổ cũng tin vào Cây Đời Sống và họ gọi đó là Karnak. Họ tin tưởng rằng bên dưới cây này chính là nơi mà những vị thần Ai Cập đầu tiên được sinh ra. Cuộc sống và cái chết cũng được chứa đựng trong cây này.

Trong thần thoại Bắc Âu, cây đời sống được đặt tên là Yggdrasil. Quan niệm của Người Bắc Âu khá khác biệt. Yggdrasil rất linh thiêng và bất tử.

Nó gồm 3 rễ cây và mỗi một cái rễ cây vươn đến 1 thế giới huyền bí khác nhau. Rễ thứ nhất vươn đến thế giới Asgard – nơi các vị thần sinh sống; rễ thứ 2 dẫn xuống Jotunheim – nơi cư ngụ của những người khổng lồ và rễ thứ 3 dẫn đến Nilfheim – nơi con rồng Nidhug sinh sống.


Yggdrasil trong quan niệm của người Bắc Âu

Chính tín vào Thần linh

Từ cổ xưa, con người đã có một niềm tin kiên định và vững chắc đối với Thần linh. Họ luôn tin vào sự hiện hữu của Thần linh nên trong hành xử cũng rất chừng mực vì biết rằng “trên đầu ba thước có Thần linh”.

Hơn nữa, họ cũng luôn có ý thức về việc tìm cách kết nối với Thần linh và coi đó như một điều vô cùng thiêng liêng. Trải qua nhiều sương gió của lịch sử, niềm tin đó vẫn còn nguyên vẹn như chính sự bền vững và trường tồn lâu dài của cây Ceiba hay những tập tục cổ xưa liên quan đến Cây Đời Sống mãi vẫn còn được lưu giữ cho tới ngày nay.

Phương Lâm – Dạ Minh tổng hợp và biên dịch

Xem thêm:

Điều nhìn thấy ở không gian khác khi thiền định: thú cưỡi linh thiêng trong thần thoại Phật gia

Phát hiện lớn: tranh hang động “người săn khủng long” tại Kuwait và những dấu chân người cùng khủng long tại Texas

Kiệt tác thế giới: Vì sao Pieta của Michelangelo vĩnh viễn đi vào lịch sử nghệ thuật đỉnh cao của nhân loại?