Từ xưa đến nay, có rất nhiều thi nhân nghệ sĩ đều thích sử dụng hình ảnh ánh trăng làm vật liệu để bày tỏ lòng mình, cũng bởi ánh trăng mà lưu truyền thiên cổ. Trong lĩnh vực hội họa cũng vậy, đem ánh trăng vào bức họa là một điều cực kì trừu tượng, mặc dù nó không dễ để biểu đạt, nhưng trong những bức họa nổi tiếng vẫn luôn có hình ảnh ánh trăng sáng, trong đó chúng tôi chọn ra ba bức dưới đây để chia sẻ và phân tích đôi nét cùng độc giả.

“Ngũ thanh đồ” – Uẩn Thọ Bình (Thanh triều)

Tùng, trúc, mai, thủy, nguyệt – trong thời cổ đại được xưng là “Ngũ thanh”: Tùng bách trong sương tuyết mà luôn luôn xanh tươi không bao giờ khô héo; Cây trúc từng đốt mà bên trong trống rỗng, tương trưng cho sự khí phách mà khiêm tốn; hoa mai không sợ mưa tuyết gió sương, càng lạnh lại càng nở nhiều hoa, phẩm cách kiên trinh; thủy và nguyệt thì trong suốt, sạch sẽ không tì vết. “Ngũ thanh” được dùng để chỉ sự đức hạnh, đạo đức cao và tình cảm sâu đậm của người quân tử.

“Ngũ thanh đồ” (Ảnh: epochtimes)

Bức họa này là sự sắp xếp đúng theo “Ngũ thanh”, kết cấu đơn giản, chia làm ba phần, phần thượng vẽ tùng, vắt ngang bức tranh phía trên, toàn bộ phần lá được vẽ nhỏ rất nhỏ, nhìn như những cây châm, thể hiện sự cứng cáp tự tại của cây tùng. Mấy cành mạn đằng rủ xuống trên cành cây, một cứng một mềm, nó như là sự hòa quyện phối hợp, chúng sống với nhau rất hòa bình.

Lúc này, một vầng trăng sáng phía sau cây tùng chậm rãi đi lên, họa sĩ lấy mực loãng để vẽ cây tùng, cành cây mãn đằng đều được dùng màu nhạt để tăng hiệu quả nghệ thuật, ánh sáng trở nên rạng rỡ hơn, mà tùng và mãn đằng trở lên vui vẻ khi có được ánh trăng chiếu rọi. Cùng với đó là cành trúc rủ xuống như dò tìm điều gì, phiến lá đậm nhạt xen lẫn nhau theo gió nhẹ lay động, chải chuốt ra thơ tình trong không gian tĩnh mịch.

Phần dưới cùng của bức tranh là nước chảy cuồn cuộn. Họa sĩ tỉ mỉ lấy những nét dài để biểu hiện nước chảy trào đầy, hai khối sơn nham nổi trên mặt nước.

Lấy cấu trúc hình trục mà chia bức tranh làm ba phần thượng trung hạ là một kiểu cấu trúc vô cùng khó vẽ. Uẩn Thọ Bình đã thành công khi đem ba phần này vẽ một cách rất tự nhiên, tạo được cảnh ý, giống như thi nhân Lưu Vũ thời Đường có viết: “Đạo thị vô tình hoàn hữu tình” (Đạo là vô tình mà hóa có tình).

Họa gia Uẩn Thọ Bình (1633 -1690) đời đầu nhà Thanh có tính tình đôn hậu, cả đời không thi khoa cử, khí tiết và phẩm chất thanh cao, thời kỳ đó ông nhận được sự sùng bái và kính trọng từ mọi người, những tác phẩm mà ông vẽ đều thể hiện phong cách và nhân phẩm của ông.

Uẩn Thọ Bình (Ảnh: wikipedia)

“Tiên nữ thừa loan đồ” – Thời Tống

“Tiên nữ thừa loan đồ” là một bức “phú công bút họa” (tức lối vẽ tỉ mỉ, tinh vi). Trong hình là một vị tiên nữ ngồi trên Loan phượng đang bay đi phía bên trái . Ở phía bên phải là một mặt trăng tròn to ngay bên người tiên nữ. Tiên nữ có thể bị hấp dẫn bởi ảnh sáng của vầng trăng mà đôi mắt chuyên chú nhìn sang, mặc dù phải bay qua vầng trăng nhưng dường như nàng không nỡ, vẫn ngoảng đầu qua nhìn. Trăng sáng sát gần với tiên nữ, nổi bật lên dáng người phi phàm của nàng.

“Tiên nữ thừa loan đồ” (Ảnh: tipga)

Mái tóc dài của tiên nữ được cuốn cao trên đầu, chiếm một nửa bức họa là hình Loan phượng, hai cánh dang ngang, nhẹ nhàng chở tiên nữ. Loan phượng bay giữa khoảng trời dạo chơi, tỏ ra tự tại vô cùng. Loài chim này là một loài chim thần trong truyền thuyết, phần lưng rộng lớn bằng phẳng, đuổi sau còn gắn những linh lông xinh đẹp, toàn cổ cơ thể gợi nên một cảm giác mỹ diệu, vô cùng vượt trội.

Ánh trăng tròn tựa như vào ngày rằm giữa tháng nơi nhân gian, nhưng mông lung không rõ. Tiên như tò mò về thế giới của mặt trăng hay là do nàng chỉ giật mình khi nhìn thấy một ánh sáng trong khoảng không bao la vũ trụ?

Thi nhân Lý Thương triều Đường có viết trong “Sương nguyệt”:

Sơ văn chinh nhạn dĩ vô thiền, bách xích lâu cao thủy tiếp thiên.

Thanh nữ Tố Nga Câu nại lãnh, nguyệt trung sương lý đấu thiền quyên.

(Mới nghe chim nhạn ngừng kêu, trăm thước lầu cao nước cận với trời

Nàng Tố Nga Câu chịu đựng trong giá lạnh, đấu với sự xinh đẹp của sương mờ ánh trăng)

Trong mênh mông vô biên ở vòm trời kia, giữa tháng sương lạnh, tiên nữ cùng trăng sáng giao hội qua một cái chớp mắt, tựa như vô biên, nhẹ tựa như mộng.

“Mai Hạ thưởng nguyệt đồ” – Dư Tập (nhà Thanh)

Dư Tập (1738 – 1823), người Nhân Hòa, Chiết Giang (nay là thành phố Hàng Châu). Ông là một bác học đa tài, đặc biệt giỏi hội họa, nhất là những bức vẽ về nhân vật, những bức họa về nữ sĩ rảnh rỗi ngồi yên tĩnh  là sở trường của ông, có người còn gọi ông là “Dư mỹ nhân”. Đến khi về già, ông chỉ vẽ lan trúc, phong nhã thanh lịch. Thư pháp có phong cách cổ xưa, đến hơn 80 tuổi ông vẫn có thể viết được những nét chữ rất nhỏ.

“Mai Hạ thưởng nguyệt đồ” (Ảnh: epochtimes)

Bức họa này vẽ một người sĩ đại phu (chức quan to thời xưa), hai tay chắp sau lưng, đứng dưới cây mai ngắm trăng. Trong thế giới dường như rộng lớn độc lập này có ánh trăng tới tương chiếu, vô tư dải xuống, bao phủ khắp nơi, đem sơn cốc trống trải đổi mới thành không gian của ngập tràn ánh trăng.

Vầng trăng có lúc sáng ngời đất, có khi lại sâu kín mơ màng trốn tránh mặt đất. Bao nhiêu ký ức xa xôi như nổi lên. Trong “Thuyền dạ viên cầm” của Bạch Cư Dị có viết: “Tâm tĩnh tức thanh đạm, kỳ gian vô cổ kim”, khi hòa mình vào một không gian yên tĩnh, trong lòng cao sĩ cũng như tĩnh xuống, trống rỗng…

Bức họa này mang đến cho chúng ta một cảm thụ, chính là “không” cùng “tịnh”, qua ngòi bút của họa gia ta có thể lĩnh hội được điểm này, họa gia tận lực lướt qua các cảnh vật khác mà không vẽ, chỉ tập trung đúng bốn sự vật: người, cây, đá thạch và trăng. Vốn bút pháp đã là bút pháp xây dựng tối giản. Cả bức họa là những đường nét cực nhỏ, nhấn mạnh vào những đường cong để tạo nên sự vậy. Về phương diện màu sắc, ngoại trừ nhân vậy được nhuộm màu áo đỏ, những bộ phận khác đều là những nét mực đạm nhạt. Chúng ta có thể cảm giác được họa gia cố ý tạo bầu không khí hài hòa và vầng trăng cao vút.

Từ xưa tới nay, truyền thuyết về mặt trăng đã tạo nên một không gian tưởng tượng vô hạn cho con người. Trong ba tác phẩm trên, mỗi họa sĩ đều đã có một bức họa tuyệt đẹp và truyền đạt thành công cho người xem về trí tưởng tượng khác nhau của mình. Khi người xem bước vào thế giới các họa gia tạo ra, như cảm giác được không khí hay chút gì đó trong không gian vô biên tự tại hay thanh khiết. 

Theo epochtimes.com

Uyển Vân biên dịch

Clip ý nghĩa: Câu chuyện 9 đôi giày của ông Vương

videoinfo__video3.dkn.tv||db57215da__