Một số sự việc diễn ra trong thảm hoạ chìm tàu Titanic đã trở thành huyền thoại. Một trong những giai thoại nổi tiếng và động lòng nhất của thảm họa Titanic là câu chuyện về ban nhạc tám người do nhạc công Wallace Hartley chỉ huy. 

Trước bầu không khí hoảng loạn và nhốn nháo, các nhạc công với chiếc áo phao bận trên thân kèm nhạc cụ của họ, đã từ bỏ cơ hội được cứu của mình ở lại trên boong tàu chơi bản nhạc cuối cùng để các du khách trấn tĩnh lại mà có cơ hội được cứu. Tiếng nhạc của họ vang vọng cho đến khi còn tàu chìm xuống biển, không một ai trong số họ còn sống sót sau thảm họa Titanic.

Ban nhạc tám người do nhạc công Wallace Hartley chỉ huy, không một ai trong số họ sống sót sau thảm họa Titanic (Nguồn ảnh: Pinterest)

Cho đến nay, vẫn chưa có ai xác định được rốt cuộc các nhạc công đã chơi bản nhạc gì vào phút cuối định mệnh đó. Đa số các nhân chứng cho rằng đó là bản “Nearer, My God, To Thee”.

Nearer, My God, to Thee – André Rieu (live in Amsterdam):

Dù vậy, một trong số những người sống sót sau thảm họa chìm tàu, Harold Bride – một sĩ quan điện tín trên tàu Titanic, từng chia sẻ với tờ New York Times vào năm 1912 rằng: “Tàu gãy làm đôi trước lúc chìm hẳn, nửa tàu có ban nhạc bị chúi phần mũi xuống nước… Cả ban nhạc bị trượt khỏi boong tàu. Họ là những con người quả cảm. Lúc ấy, họ vẫn đang chơi dở một bản nhạc về mùa thu (Autumn)”.  

Bản nhạc mùa thu mà Harold Bride nhắc đến, được cho là bản nhạc waltz (van-xơ) “Autumn Dreams” (Songe d’Automne) bởi nó cực kỳ phổ biến vào thời điểm đó và được sáng tác vào năm 1908, cách 4 năm trước thảm họa Titanic (1912).

Mặc dù cho đến nay các chuyên gia vẫn chưa xác định được các nhạc công đã chơi bản nhạc nào cuối cùng nhưng chúng đã chứng minh họ là những anh hùng cho tới phút chót của cuộc đời.

“Autumn Dream” là bản nhạc waltz vô cùng nổi tiếng của nhạc sĩ người Anh: Archibald Joyce, bản nhạc này đã được cả châu Âu, đặc biệt là nước Nga nhiệt tình chào đón…Một số nhạc sĩ và nhà thơ Nga đã sáng tác nhạc và lời thơ theo cảm hứng với những âm hưởng của bản nhạc “giấc mơ thu” của ông, …như nhà thơ E.A Yevtushenko và nhạc sĩ E.S. Kolmanovskii với bài hát nổi tiếng “Vals del Vals”.

Waltz “Autumn Dream” (Archibald Joyce):

Đôi nét về tác giả

Archibald Joyce (1873-1963)

Archibald Joyce, là một nhà soạn nhạc nổi tiếng người Anh đầu thế kỷ 20, người đã sáng tác nhiều điệu waltz đẹp

Ông bắt đầu nổi tiếng từ khi ra mắt Songe d’Automne Waltz (1908). Sau đó một năm, ông tiếp tục thành công với bản Visions of Salome Waltz (1909). Ông đã được mệnh danh là “Vua nhạc Waltz của xứ sở Anh quốc”.

Vào thời kỳ này, âm nhạc của ông vô cùng phổ biến với trong các buổi khiêu vũ. Những bản nhạc piano độc tấu dành cho những bản waltz của ông được bán với số lượng rất lớn ở Anh. Ông tiếp tục chủ yếu với những bản waltz đặc biệt của mình cho đến khi bắt đầu thời kỳ chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Các bản nhạc nổi tiếng khác của ông bao gồm: Dreaming waltz (1911), Charming và The Passing of Salome waltzes (1912), 1000 Kisses và Always Gay waltzes (1913) và Remembrance waltz (1914).

Âm nhạc của anh đã quen thuộc trên toàn thế giới trong thời kỳ này. Bản waltz “Dreaming” của ông đã được thêm lời bởi Earl Carroll và được ra mắt ở Mỹ trong bộ phim hài của Oliver Morosco.

Sau này, “Songe d’Automne” (“Autumn Dream”)“1000 Kisses” được đưa vào trong tập phim The Gold Rush của danh hài Charlie Chaplin.