Bộ sưu tập đồ bạc tuyệt vời của Argentiere Pagliai với các sản phẩm hoàn toàn thủ công, đồng thời là đỉnh cao của nghệ thuật điêu khắc bạc. Chúng ta hãy cùng xem cách các nghệ nhân sáng tạo ra những sản phẩm tuyệt vời.

(Tiếp theo Phần 2)

Công xưởng với bầu không khí yên tĩnh

Phía sau tòa nhà trưng bày là nơi bậc thầy nghề bạc Pagliai đắm mình trong công việc. Không khí ở đó tràn ngập một năng lượng khác thường: một bầu không khí yên tĩnh, gần như thiền định mà nghề thủ công tinh xảo yêu cầu.

Đây là ảnh về công xưởng
Dụng cụ cầm tay tại xưởng Argentiere Pagliai. (Lorraine Ferrier / The Epoch Times)

Các dụng cụ cầm tay treo ở lối vào của xưởng, và các đồ vật bằng kim loại quý nằm rải rác trên khắp các mặt bàn làm việc trong các công đoạn khác nhau của việc chế tạo hoặc phục hồi. Trên các kệ, có những đồ vật mỹ nghệ cổ, như chiếc đồng hồ kiểu cổ điển màu hồng và vàng, đang xếp hàng chờ được phục chế, hay một chiếc đèn chùm lớn nằm nghiêng, trông hơi buồn bã với những chiếc lá bằng bạc tinh tế tuy còn đẹp nhưng đã khá xỉn màu.

Đây là ảnh về công xưởng
Một công nhân tập trung vào việc phục chế một chiếc khung tranh từ thế kỷ 18. (Ảnh: Lorraine Ferrier / The Epoch Times)
Đây là ảnh về công xưởng
Một tiểu thiên sứ bằng đồng thau từ thế kỷ 18 cần được làm sạch và phục chế. (Ảnh: Lorraine Ferrier / The Epoch Times)

Trong xưởng này cũng có những thứ như một khung tranh từ thế kỷ 18 từ một nhà thờ cần được phục hồi. Hay là một cây nến bạc đặc biệt từ năm 1872 mà một khách hàng lớn tuổi của Nga đã mua. Cây nến dòng Chính thống Nga này cần sự chăm sóc của chuyên gia để được đưa trở lại thời kỳ huy hoàng trước đây.

Đây là ảnh về công xưởng
Tượng hai tiểu thiên sứ bằng đồng, được làm theo quy trình đúc sáp chảy truyền thống, đang chờ đợi để được tinh chỉnh. (Ảnh: Lorraine Ferrier / The Epoch Times)

Pagliai

Pagliai rõ ràng rất yêu thích công việc của mình. Khi được hỏi liệu có thể chụp ảnh ông tại nơi làm việc không, ông liền rút ra hai tiểu thiên sứ bằng đồng và đặt chúng một cách tinh nghịch trên bàn làm việc, như thể chúng cũng tham gia nói chuyện. Các hình dạng đã được tạo ra bằng cách rót kim loại nóng chảy vào trong khuôn sáp; khi bạc đã kết thành hình, sáp sẽ tan và chảy ra khỏi khuôn. Đây là một phần của quy trình đúc sáp chảy truyền thống mà Pagliai áp dụng để tạo ra những sản phẩm sáng tạo quý giá của mình.

Đây là ảnh về công xưởng
Paolo Pagliai giũa một tiểu thiên sứ bằng đồng trong xưởng của mình. (Ảnh: Lorraine Ferrier /The Epoch Times)

Ở giai đoạn này, các hình dạng chưa hoàn hảo và cần được tinh chỉnh bằng cách gọt giũa. Sau đó, các đường nét hoàn thiện được thực hiện bằng cách đục và đánh bóng thủ công. Những việc tinh chỉnh này có thể mất tới vài tháng, tùy thuộc vào yêu cầu thiết kế.

Ví dụ như, các hình động vật hiệu Tiffany phải mất ba tháng để thực hiện: Một đơn đặt hàng của Hoa Kỳ vào tháng 7 năm 2017 đã được giao vào tháng 12 cùng năm. Khía cạnh thách thức nhất về mặt kỹ thuật của việc làm các hộp trang trí là phải đảm bảo rằng nắp đậy hoàn toàn vừa khít, theo chia sẻ của ông Stefani.

Đây là ảnh về công xưởng
Một chiếc hộp trang trí bằng bạc hiệu Tiffany & Co. trong hình dạng con ốc sên mà Orlando Pagliai đã thiết kế vào những năm 1960. Hiện nau sản phẩm này vẫn có thể được đặt hàng. (Ảnh: Lorenzo Michelini / Argentiere Pagliai)

Cứu vãn nghề thợ bạc truyền thống

Duy trì nghề thợ bạc truyền thống đóng một vai trò quan trọng, Pagliai nói, bởi vì thợ bạc đang dần biến mất trên khắp châu Âu, phần lớn là do công việc này là thủ công chứ không phải bằng máy móc.

Pagliai tin rằng rất quan trọng là kế tục công việc truyền thống này của gia đình. Chìa khóa để các thợ bạc sống sót là hợp tác với các cửa hàng bán cho khách du lịch và các trường học chuyên môn như Trường nghệ thuật linh thiêng Florence, nơi sinh viên có thể học môn phục chế, và sinh viên tốt nghiệp ra có thể học việc tại các công xưởng như Argentiere Pagliai.

Điều vẫn còn phải băn khoăn là liệu niềm đam mê của một số thợ bạc còn lại như của Argentiere Pagliai có thể cứu vãn nghề thủ công truyền thống này hay không.

Đây là ảnh về công xưởng
Khôi phục dao dĩa và tái chế đồ dùng ăn uống không còn được sản xuất là một yêu cầu thường thấy tại xưởng. (Ảnh: Lorenzo Michelini / Argentiere Pagliai)
Đây là ảnh về công xưởng
Một viên đá bọt được sử dụng để loại bỏ chỗ trầy xước cho sản phẩm bạc trong quá trình phục chế. (Ảnh: Lorenzo Michelini / Argentiere Pagliai)
Đây là ảnh về công xưởng
Phục chế đồ bạc là một kỹ năng hiếm có trên khắp châu Âu, vì vậy công việc phục chế cũng là một phần việc quan trọng của Argentiere Pagliai. (Ảnh: Lorenzo Michelini / Argentiere Pagliai)
Đây là ảnh về công xưởng
Một cặp hài đồng phản chiếu lẫn nhau trong những chân nến bằng bạc, lấy cảm hứng từ một thiết kế tân cổ điển thế kỷ 19 của La Mã, tại Bảo tàng Bạc ở Florence. (Ảnh: Lorenzo Michelini / Argentiere Pagliai)
Đây là ảnh về công xưởng
Phù hiệu của gia đình Pandolfini được khắc thủ công trên một chiếc đĩa bằng bạc. (Ảnh: Lorenzo Michelini / Argentiere Pagliai)
Đây là ảnh về công xưởng
Chiếc cốc có tay cầm hình con thiên nga, lấy cảm hứng từ Aspreys ở London. (Ảnh: Lorenzo Michelini / Argentiere Pagliai)
Đây là ảnh về công xưởng
Cận cảnh chiếc cốc có tay cầm hình con thiên nga, lấy cảm hứng từ Aspreys ở London. (Ảnh:Lorenzo Michelini / Argentiere Pagliai)

Theo LORRAINE FERRIER (The Epochtimes)

Hòa Bình biên dịch

Clip ý nghĩa:

videoinfo__video2.dkn.tv||659df1aac__

Xem thêm: