Hầu hết chúng ta đều cảm thấy buồn ngủ mỗi khi ăn một bữa no nê, đặc biệt là vào buổi trưa. Nhiều người thậm chí còn cảm giác buồn ngủ ngay sau khi ăn một thứ gì đó và hiện tượng này có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong ngày.

Ông bà ta ngày xưa có câu nói vui rằng: “Căng da bụng, trùng da mắt” là để ám chỉ việc hầu hết mọi người đều cảm thấy cơn buồn ngủ lập tức đến ngay sau khi ăn xong một bữa tiệc thịnh soạn. Vậy có phải bát cơm cùng số thực phẩm mà chúng ta vừa ăn khiến chúng ta bị buồn ngủ hay không? Nếu không thì cơn buồn ngủ từ đâu mà ra?

Thực ra hiện tượng này là một phản ứng bình thường của cơ thể, không có gì đặc biệt ở đây cả. 

Theo các nhà khoa học, não bộ và ruột là 2 bộ phận tiêu xài năng lượng “hoang phí” nhất trong cơ thể. Sau khi ăn, năng lượng trong cơ thể sẽ được chuyển hướng ưu tiên cho hệ tiêu hóa làm việc, lúc này dạ dày sẽ co bóp, một khối lượng lớn máu sẽ dồn xuống dạ dày giúp cho quá trình tiêu hoá nên số lượng máu lên não bộ và các cơ quan khác giảm đi gây nên hiện tượng buồn ngủ, mệt mỏi.

Triệu chứng buồn ngủ cũng thường xảy ra nếu trong bữa ăn chứa nhiều thực phẩm giàu tinh bột, chất béo và đường. Khi thức ăn đi xuống ruột, tuyến tụy phải tiết ra nhiều insulin và melatoin nhiều hơn để hạ thấp lượng Glucozơ có trong máu khiến cơ thể có cảm giác mệt mỏi và buồn ngủ. 

Đồ ăn chứa nhiều đường và tinh bột là thủ phạm gây buồn ngủ. (Ảnh: Society19)

Khi lượng insulin tăng cao, nó sẽ kích thích quá trình làm việc của axit tryptophan – một loaxit amin quan trọng trong não có chức năng làm tăng tiết serotonin – một chất dẫn truyền thần kinh gây cảm giác buồn ngủ. Trong quá trình tiêu hóa, 90% lượng seratonin sẽ tập trung ở bụng, 10% còn lại nằm trên não. Đây chính là chất khiến chúng thường cảm thấy buồn ngủ sau khi ăn, dù có ăn no hay không. 

Ngoài ra, do insulin trong tế bào làm giảm nồng độ glucose cao trong máu nên tế bào lại phát triển một dạng kháng insulin. Kháng insulin này gây bất lợi cho cơ thể vì nó khiến việc kiểm soát mức độ glucose trong máu trở nên khó khăn và năng lượng của chúng ta sẽ bắt đầu giảm, vì insulin không còn kích thích glucose đi vào tế bào nữa.

Và cuối cùng, cơ thể bắt đầu buồn ngủ. Do lượng đường trong máu cao sau khi ăn no nê một bữa ăn giàu tinh bột (và insulin không thể vào tế bào vì chất kháng insulin), cơ thể bắt đầu chuyển glucose thành chất béo lưu trữ. Quá trình chuyển đổi này làm tiêu hao nguồn năng lượng dự trữ của cơ thể và vì thế dẫn đến cơ thể rơi vào trạng thái buồn ngủ sau bữa ăn.

Việc ăn quá nhiều khiến phần lớn năng lượng trong cơ thể dùng cho việc tiêu hóa thức ăn và làm chúng ta buồn ngủ. (Ảnh: LinkedIn)

Vì vậy, để tránh bị rơi vào cơn buồn ngủ, bạn nên thay đổi khẩu phần ăn của bản thân như tránh ăn nhiều thực phẩm chứa nhiều tinh bột và đường và tăng cường ăn nhiều thực phẩm khác chứ ít hơn như rau, trái cây, thịt cá… và cũng tránh việc ăn quá no để làm giảm thời gian tiêu hóa thức ăn trong cơ thể. 

Sơn Tùng