Một trong những đặc điểm nổi bật của Thế chiến thứ I là việc sử dụng rộng rãi vũ khí hóa học. Các loại khí hóa học với nhiều mức độ chết người khác nhau, bao gồm khí gây bỏng chứa lưu huỳnh (sulfur mustard), khí độc, và hơi cay, đã được sử dụng để vô hiệu hóa và giết quân phòng thủ của địch. Mặc dù các loại vũ khí hóa học đã đóng vai trò quan trọng trong giai đoạn Thế Chiến, nhưng con người có thể đã sử dụng vũ khí hóa học từ một thời kỳ lịch sử trước đó rất lâu.
Một trong những tài liệu tham khảo xưa nhất trong văn học phương Tây về việc sử dụng vũ khí hóa học. là ở trong thần thoại Hy Lạp về Héc-quyn, trong đó người anh hùng này đã tẩm độc đầu mũi tên của mình bằng máu của con rồng Hydra. Nó cũng khẳng định rằng các mũi tên tẩm độc đã được nhà thơ Homer đề cập đến trong hai sử thi của ông là “Iliad” và “Odyssey,”
Ở Trung Quốc, các ghi chép mô tả về việc sử dụng khí độc bởi đội quân bảo vệ thành phố. Khói độc từ những quả mù tạt đang cháy hoặc các loại cây có độc tính khác đã được đội quân bao vây dùng ống thổi để bơm vào các tuyến đường hầm.
Các ghi chép về việc sử dụng vũ khí hóa học cũng xuất hiện trong các nền văn minh cổ đại phương Đông. Lấy ví dụ, ở Ấn Độ, việc sử dụng chất độc trong chiến trận có thể thấy trong cả hai bộ sử thi “Mahabharata” và “Ramayana,” hai bộ trường ca lớn bằng tiếng Phạn có niên đại từ thế kỷ thứ 4 trước Công nguyên. Hơn nữa, chúng ta có thể tìm thấy nguyên liệu cho các loại vũ khí tẩm độc trong cuốn sách “Arthashastra” (Luận về bổn phận) của Kautilya, có niên đại từ thời kỳ Mauryan ở Ấn Độ (322–185 trước Công nguyên).
Hình minh họa vẽ bằng tay trận đánh Kurukshetra trong sử thi Mahabharata. (Wikimedia Commons)
Ở Trung Quốc, các ghi chép mô tả về việc sử dụng khí độc để bảo vệ thành phố. Khói độc từ những quả mù tạt đang cháy hoặc các loại rau củ có độc khác đã được đội quân bao vây dùng ống thổi để bơm vào các tuyến đường hầm.
Trở lại thế giới phương Tây, việc sử dụng khói độc có thể được truy nguồn từ cuộc chiến Peloponnesus xảy ra vào khoảng thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên. Trong một cuộc chiến giữa Sparta và liên quân Athen, quân Sparta đã đốt một hỗn hợp gồm có gỗ, dầu hắc ín, và lưu huỳnh dưới bức tường thành của quân Athen, nhằm làm tê liệt quân phòng thủ, từ đó vô hiệu hóa khả năng chống đỡ các cuộc tấn công của quân Sparta.
Xem thêm: Áp dụng chiến thuật đánh trận thời xưa vào cuộc sống hiện đại
Các ví dụ được nêu trên là lấy được từ các tài liệu còn sót lại. Tuy nhiên, đối với việc tìm kiếm bằng chứng khảo cổ lâu đời nhất về việc sử dụng vũ khí hóa học, chúng ta cần phải xem xét thành phố Dura-Europos, nằm trên bờ con sông Euphrates ở Syria. Dura-Europos từng là một thành phố La Mã và đã rơi vào tay đế quốc Sassanid trong khoảng giữa thế kỷ thứ 3 sau Công nguyên.
Di chỉ của thành phố cổ Dura-Europos bên bờ sông Euphrates ở Syria. (Erik Hermans/Flickr)
Dù không có các ghi chép lịch sử chi tiết về cuộc vây hãm cuối cùng, các kết quả khảo cổ cũng có thể cung cấp manh mối về các sự kiện đã xảy ra. Duro-Europos đã được khai quật trong những năm 1920 và 1930 bởi các nhà khảo cổ học người Pháp và Mỹ. Một trong những nét đặc trưng của nó là các mỏ, một cái do người Ba Tư đào và một cái khác do người La Mã đào. Ngoài ra, các thi thể chồng chất của ít nhất 19 binh lính La Mã và một chiến binh người Sassanid cũng đã được tìm thấy bên trong đường hầm.
Cách giải thích ban đầu là một trận chiến ác liệt đã xảy ra bên trong đường hầm, nơi các chiến binh Sassanid đẩy lùi thành công quân phòng thủ La Mã. Sau cuộc chiến, quân Sassanid đã phóng hỏa tiêu hủy mỏ của đối phương, và bằng chứng là sự hiện hữu của tinh thể lưu huỳnh và nhựa đường bên trong đường hầm.
Vào năm 2009, một cuộc tái kiểm tra bằng chứng đã đưa đến một cách giải thích khác. Vì các đường hầm quá hẹp không thể đánh tay đôi, nên cách giải thích ban đầu đã bị nghi ngờ. Hơn nữa, vị trí các thi thể chiến binh La Mã, được chất thành đống một cách có chủ ý, cho thấy đây không phải là nơi họ đã ngã xuống. Cách giải thích khác này được đề xuất bởi giáo sư Simon James, một nhà khảo cổ học tại trường Đại học Leicester, đó là các chiến binh Sassanid đã sử dụng khí độc để giết hại quân phòng thủ La Mã. Khi lưu huỳnh và nhựa đường được ném vào lửa, nó trở thành một loại khí gây ngạt, và biến đổi thành acid sulfuric (H2 SO4) khi quân phòng thủ La Mã hít vào. Trong vài phút, quân La Mã trong đường hầm đã tử vong.
Xem thêm: Ảo giác trong đền cổ tạo ra nhờ các phát minh kỳ diệu
Điều này xảy ra khi đường hầm của quân Sassanid bị quân La Mã phá vỡ, vì hầm của đối phương ở ngay phía trên. Một chiến binh Sassanid có thể là nạn nhân của chính vũ khí của mình, và cũng tử vong do khí độc. Ngay khi đường hầm được dọn dẹp thông thoáng, quân Sassanid xếp đống các thi thể quân La Mã tại miệng hầm đối phương thành một bức tường chắn, rồi tiến hành tiêu hủy cái hầm này để họ có thể tiếp tục công việc đào hầm của họ.
Các phát hiện khảo cổ tại thành phố Dura-Europos cho thấy vũ khí hóa học đã diễn ra từ thời cổ đại, và cung cấp bằng chứng vật lý đầu tiên mà các văn bản tư liệu còn thiếu. Mức độ thường xuyên sử dụng những vũ khí hóa học thì lại là một câu hỏi khác. Liệu Duro-Europos có phải là một trường hợp duy nhất về việc sử dụng vũ khí hóa học, hay những vũ khí như vậy đã được sử dụng rộng rãi? Có lẽ sẽ xuất hiện thêm các bằng chứng khảo cổ để giúp chúng ta trả lời câu hỏi này.
Bởi Dhwty, Ancient-Origins.net