Thoạt nhìn, Coober Pedy (Úc) có thể trông giống như bất kỳ thị trấn sa mạc nào khác, nhưng sự thật là thị trấn này không bình thường chút nào. Trên thực tế, đa số cư dân sống ở trong lòng đất. Các công trình, nhà cửa, nhà thờ và nhà hàng được xây dựng ngầm dưới lòng đất và bên trong những ngọn núi xung quanh.
Có vị trí cách thủ đô biển của Nam Úc (Úc), Adelaide, khoảng 800 km, thị trấn Coober Pedy hoàn toàn cô lập và được mệnh danh là ‘không nơi nào’ (nowhere). Nhưng đây không phải là lý do cư dân nơi đây có một lối sống khác.

Lý do thực sự đằng sau việc các công trình xây dựng của thị trấn Coober Pedy nằm trong lòng đất, đó là bởi vì điều kiện thời tiết. Trên thực tế, nơi đây quá nóng để người dân thử sống bình thường trên mặt đất.

Vùng hẻo lánh này là nơi có nhiệt độ nóng như thiêu đốt vào ban ngày và nhiệt độ giá lạnh vào ban đêm. Lý do duy nhất khiến một nơi vốn không giáp với khu vực nào lại trở thành thị trấn, đó là, bởi vì nơi đây có mỏ đá quý opal lớn nhất thế giới.

Để có được cuộc sống dễ chịu, người dân đã xây dựng nhà cửa bên trong sườn đồi. Các công trình dưới mặt đất và bên trong đồi, núi giúp ổn định nhiệt độ chênh lệch ở mức không quá nóng và cũng không quá lạnh.

Chúng ta có thể quan sát không gian sống ở dưới lòng đất tại thị trấn Coober Pedy.


Đây là nhà hàng…


Hình ảnh về một nhà thờ dưới lòng đất của thị trấn.

Thị trấn rải rác 250.000 lối vào hầm mỏ, vậy nên cần phải có biển báo như thế này.

Chào mừng tới ‘không nơi nào’. (Welcome to nowhere)


Nếu bạn đến thủ đô Adelaide của bang Nam Úc, Úc, vậy hãy thử lái xe khoảng 800 km tới thị trấn Coober Pedy để có trải nghiệm thú vị cho riêng mình!

Theo Earthables
Thanh Hoa
Xem thêm: