Đằng sau những đôi găng tay tái chế còn dính máu – Rác thải y tế có mặt ở khắp nơi
Tâm Minh16/10/15, 14:03
Găng tay còn dính máu được tẩy trắng để bán lại, còn chai truyền, dây chuyền, ống tiêm đóng máu khô thì được tái chế thành bát, đĩa, cốc nhựa... dùng một lần. (Ảnh: Facebook)
Bệnh viện là nơi chữa bệnh. Nhưng những dụng cụ y tế đã qua sử dụng lại đang được lén đưa ra làm nguyên liệu để sản xuất vật dụng hàng ngày. Mầm bệnh theo đó cứ âm thầm truyền đi trong dân cư.
Những đôi găng tay sử dụng một lần đang được đổ đống xuống nền nhà để đóng gói chuẩn bị bán ra thị trường. (Ảnh: Facebook Cao su và hoá chất)Công nhân nhặt, đếm, buộc găng tay thành từng cuộn. Không có bất cứ dụng cụ an toàn vệ sinh nào ngoại trừ những chiếc khẩu trang chống bụi mà công nhân đeo. (Ảnh: Facebook Cao su và hoá chất)Khó có thể tưởng tượng số găng tay này sẽ được dùng trực tiếp tại nhà hàng, khách sạn để chế biến đồ ăn, bốc đồ ăn sẵn, pha thịt, làm cá tại chợ. (Ảnh: Facebook Cao su và hóa chất)Thế nhưng, đó mới chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. Việc đóng gói, bảo quản thành phẩm đã sơ sài, nhưng nguồn gốc nguyên liệu để sản xuất ra số găng tay đó còn đáng sợ hơn nhiều. (Ảnh: doisongphapluat.com)Rác thải y tế được đóng gói trong túi có logo của bệnh viện Bạch Mai. (Tin, ảnh: doisongphapluat.com)Nhưng nhanh chóng có mặt tại một cơ sở thu mua tư nhân. (Ảnh: vnexpress.net)“Nhiều người là nhân viên dọn dẹp vệ sinh tuồn rác ra bên ngoài mà không ai biết. Bởi, khu vực tập trung rác thải ít người qua lại, chỉ cần “khéo” một chút là có thể kiếm được từ ba đến năm triệu đồng tiền bán rác thải y tế/tháng. Đó là khoản thu nhập khá lớn so với nhân viên vệ sinh chúng tôi”, một nhân viên vệ sinh tại BV Bạch Mai cho biết. (Tin, ảnh: doisongphapluat.com)Dây truyền y tế đã qua sử dụng được mua bán công khai, trong khi theo quy định, những rác thải loại này sẽ phải được thu gom và vận chuyển tới đơn vị có chức năng xử lý đã được cấp phép. (Ảnh: doisongphapluat.com)Chỉ trừ kim tiêm và bông gòn đã qua sử dụng là bị loại bỏ, còn ống tiêm cũng sẽ được bán cùng dây chuyền, túi chuyền và các loại chai lọ khác, bất kể chúng còn đọng nguyên máu của người bệnh như thế này. (Ảnh chụp màn hình/VTV)Chai truyền dịch có mặt trong danh mục thu mua rác thải y tế của các cơ sở tái chế được cấp phép. (Ảnh chụp màn hình/VTV)Thì lại đang được đổ đống với số lượng lớn tại một cơ sở tái chế rác thải tư nhân. (Ảnh: vnexpress.net)Chúng đã được giấu từ hàng lang đến gốc cây trong bệnh viện để cứ 2 ngày một lần, tuồn ra ngoài bán cho các cơ sở thu mua phế liệu, theo VTV. (Ảnh chụp màn hình/VTV)Rác thải y tế sau khi chuyển ra từ bệnh viện, được vận chuyển tới một địa điểm khác. (Ảnh: doisongphapluat.com)Và rồi xuất hiện tại những cơ sở chế biến phế liệu tồi tàn như trên. (Ảnh chụp màn hình/VTV)Tại phường Tràng Minh, quận Kiến An, Hải Phòng, nơi tập trung thu mua phế liệu, một chủ cơ sở tên Nguyễn Văn Thương cho biết, “không phân biệt nhựa có dính phế phẩm hay dính máu, cứ là nhựa là chúng tôi mua hết” và chỉ cần cẩn thận khi vận chuyển, chứ đã về đến nơi thì không lo nữa. (Tin, ảnh: baophapluat.vn)Sơ chế bằng tay trần và dao rựa. (Ảnh chụp màn hình/VTV)“Những kim tiêm sẽ được tháo bỏ, phần cao su trong pít-tông của ống tiêm cũng được lột ra. Những dây truyền dịch, bịch truyền nước, truyền máu… sẽ được cho vào một thùng hình phễu và dùng vòi nước áp lực cao để phịt, rửa. Nhiều cái còn dính đầy máu khô rửa mãi không hết. Mùi máu khô, kết hợp với mùi thuốc bệnh và mùi nhựa khét lại, tạo ra mùi rất đặc trưng. Người nào không ngửi quen, chắc không thể chịu được”, anh H., một người làng Triều Khúc (Hà Nội) cho biết trên báo Đời sống Pháp luật. (Ảnh: vnexpress.net)Sau đó qua các máy nghiền để chế ra hạt nhựa nguyên liệu. (Ảnh chụp màn hình/VTV)Một chủ cơ sở ở làng Triều Khúc, Hà Nội cho biết chúng sẽ được bán với giá 31.000 đồng/kg, theo VTV. (Ảnh chụp màn hình/VTV)Theo đó, những đôi găng tay đã qua tái chế mà còn nguyên vết máu như thế này thì chỉ là bề nổi. (Ảnh chụp màn hình/VTV)Mà ngấm ngầm hơn nữa là những chiếc cốc nhựa, bát nhựa dùng hàng ngày đang được sản xuất ra từ những hạt nhựa bẩn như trên. (Ảnh: Internet)Từ những cơ sở chế biến, họ nói: “Trông lộn xộn thế thôi, chứ chỉ vài hôm là mấy cái chai này (chai truyền dịch) sẽ thành các cốc, cái bát mọi người dùng hằng ngày. Nhanh lắm!” – anh Sơn, làng Triều Khúc (Thanh Trì, Hà Nội) trên Vnexpress. (Ảnh: laodong.com.vn)Không chỉ thu gom lẻ tẻ từ những người thu lượm phế liệu, như trong hình, xe đang đợi “hàng” ở cổng sau của bệnh viện. (Ảnh chụp màn hình/VTV)Đằng sau đó là những lô hàng có số lượng lớn và đều đăn hơn nhiều. Một chủ cơ sở tên Chiến (làng Triều Khúc, Hà Nội) cho biết ngày cao điểm anh nhập về cả tấn rác thải y tế. (Tin, ảnh: baophapluat.vn)Theo Vnexpress, các chủ cơ sở ở Triều Khúc mua theo hợp đồng từ các bệnh viện với giá khoảng 6.000 đồng/kg nhựa, 1.500 đồng/kg chai thủy tinh. (Ảnh: doisongphapluat.com)Trong khi đó, Trưởng khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn BV Nhi Trung ương Lê Kiến Ngãi cho biết: “Mỗi ngày BV Nhi Trung ương có khoảng 200 đến 300kg RTYT. Nghĩa là mỗi tháng sẽ có khoảng 5 – 6 tấn rác các loại được thải ra, tùy từng thời điểm. Vì thế hàng tháng BV phải chi cho công tác thuê công ty xử lý và bảo quản dao động từ 80 – 100 triệu đồng”. (Tin, ảnh: baophapluat.vn)Như thế, rác thải y tế vẫn được đưa ra ngoài với số lượng hàng tạ, tấn, còn chi phí xử lý rác thải vẫn được kê vào danh mục chi tiêu hàng năm. (Ảnh chụp màn hình/VTV)Dân nghèo sống nương vào rác thải. (Ảnh: baophapluat.vn)Người tiêu dùng bị định hướng trong một nền kinh tế nghèo nàn, với các sản phẩm sản xuất và tiêu dùng độc hại. (Ảnh: nguoiduatin.vn)Còn rác thải y tế thì vẫn được đưa ra ngoài bằng cách này hay cách khác, ngầm gieo bệnh cho cả cộng đồng. (Ảnh qua urenco.com.vn)