Trong tự nhiên có những hiện tượng sự việc khiến chúng ta đi từ ngạc nhiên ngày đến ngạc nhiên khác, làm chúng ta cảm thấy mình thật nhỏ bé trước những gì tạo hóa đã sáng tạo nên. Đó có thể là khi chúng ta được ngắm nhìn đàn bướm lượn lờ đủ các loại màu sắc, hay cảm giác thanh bình với những bông tuyết phủ khắp mặt sông, cho đến sự đáng sợ của cảnh chớp giật khi giông bão, núi lửa phun trào hay dấu tích để lại của những hòn đá biết đi…
Bộ sưu tập 23 bức ảnh dưới đây sẽ mang lại cho bạn đủ các sắc thái cảm xúc con người khi chứng khiến những hiện tượng, sự vật do Mẹ Thiên nhiên tạo ra.
Bão bùn

Bão bùn xảy ra khi tia sét đánh vào ngọn núi lửa đang phun trào
Các vòng tròn kì ảo ở Namibia

Các nhà nghiên cứu cho rằng đây là một “kiệt tác” của các con mối sa mạc, chúng cùng nhau xếp thành những vòng tròn kỳ ảo.
Bậc thang của người khổng lồ

Đây là kết quả của những đợt phun trào núi lửa cổ đại ở Bắc Ireland, tạo ra địa hình đặc thù bao phủ bởi khoảng 40,000 các cột đá bazan nối tiếp nhau.
Mây hình thấu kính

Những đám mây xuất hiện ở Bắc Georgia, Hoa Kỳ này đúng là một hiện tượng thiên nhiên hiếm có.
Tia chớp Catatumbo

Các tia chớp lóe sáng trên mặt sông Catatumbo ở Venezuela trong 140-160 đêm liền, liên tục 10 giờ mỗi đêm và khoảng 280 lần mỗi giờ.
Cua đỏ trên đảo Phục Sinh

Mỗi năm, khoảng 43 triệu con cua đất di chuyển ra biển để đẻ trứng. Chính quyền địa phương phải đóng cửa hầu hết con đường ở đây trong một tuần để không ảnh hưởng đến việc di cư của đàn cua.
Hố Xanh không lồ

Hố sâu khổng lồ này nằm ngoài khơi bờ biển Belize có đường kính hơn 300 mét và sâu khoảng 124 mét.
Những đám mây Undulatus Asperatus

Những đám mây trông giống như những con sóng gập ghềnh và được gọi là mây Undulatus Asperatus. Kiểu dáng đám mây bí ẩn này mới đây đã được đưa vào trong danh mục các loại mây đã được phát hiện của tổ chức Cloud Appreciation Society.
Hồ Natron ở Tanzania

Đây là hồ nước mặn, nơi tập trung của những con suối nước nóng và là hồ duy nhất trên thế giới có màu hồng giống màu chim hồng hạc.
Hồ “Chấm Bi”

Hồ Chấm Bi ở Canada là một trong những khu bảo tồn khoáng chất magiê sunfat, canxi và natri lớn nhất thế giới.
Cánh cửa Địa Ngục ở Turkmenistan

Đây là kết quả của sự “bất cẩn” của các nhà nghiên cứu khi làm cháy mỏ ga vào năm 1971. Suốt hơn 40 năm cháy liên tục, ngọn lửa đến giờ vẫn chưa có dấu hiệu sẽ tắt.
Bãi đá Moeraki ở New Zealand

Sự xói mòn của các khối đá pha sét đã hình thành nên các khối đá hình cầu.
Bong bóng băng lửa

Các bong bóng khí metan bị tích tụ lại trên hồ Abraham ở Canada.
Hoa Băng

Hiện tượng này xuất hiện trên mặt hồ phẳng lặng khi mà bề mặt bắt đầu đóng băng ở nhiệt độ -22°C. Lúc này các tinh thế băng tuyệt đẹp sẽ xuất hiện.
Mặt trời đen

Đây là đàn sáo đá khổng lồ với khoảng 50.000 con di chuyển trên bầu trời. Khi di chuyển chúng tạo ra âm thanh rền vang, hiện tượng này được gọi là “Rumble” (Tiếng gầm trên trời)
Những hòn đá biết đi ở Thung Lũng Chết

Tại một thung lũng bỏ hoang ở Hoa Kỳ, có một hiện tượng địa chất độc nhất vô nhị: những khối đá di chuyển trên mặt đất mà không có bất kỳ dấu hiệu nào của ngoại lực, tạo thành các vệt dài nối đuôi.
Các vòng tròn kỳ bí dưới mặt nước

Ngoài bờ biển Nhật Bản, các con cá lóc đực khéo léo đã tạo nên các vòng tròn với các gờ đều nhau một cách hoàn hảo. Các tác phẩm nghệ thuật này nhằm mê hoặc và thu hút sự chú ý của các con cá cái.
Bướm vua di cư

Trong các đợt di cư từ Canada sang Mỹ, những đàn bướm khổng lồ tập hợp bay cùng nhau che phủ hàng ngàn cây số.
Sa mạc nở hoa

Trong những năm lượng mưa nhiều hơn bình thường, sa mạc Atacama ở Chile lại được phủ đầy hoa và thảo mộc.
Các đám mây Mammatus

Những đám mây như này là rất hiếm. Chúng chủ yếu xuất hiện ở các vùng nhiệt đới và có liên hệ chặt chẽ với sự hình thành lốc xoáy nhiệt đới.
Sóng phát quang sinh học trên bãi biển Maldives

Đây là do các loài sinh vật phù du có khả năng phát quang tạo nên.
Cây cầu vồng Eucalyptus

Khi cây Eucalyptus thay vỏ vào các thời kỳ khác nhau, các lớp vỏ dần chuyển sang màu xanh biển, tím, cam và rồi màu hạt dẻ.
Cá mòi di cư

Từ tháng 5 đến tháng 7, hàng tỉ con cá mòi lại di cư đến miền Bắc dọc bờ biển phía Tây Nam Phi.
Hồng Dương
Xem thêm: