Ông Tưởng Kinh Quốc, trong hồi ức về quá trình trưởng thành của mình, không ít lần nói về tình huống Tưởng Giới Thạch đã dẫn dắt ông đọc sách, học tập, tu dưỡng như thế nào.

Tiếp theo Phần 1Phần 2.

Thường xuyên học tập, quan trọng ở hiểu cách ứng dụng

Sau khi Tưởng Kinh Quốc trở về từ Liên Xô, Tưởng Giới Thạch thường  xuyên để cậu tập trung tinh lực vào tự học. Cho đến năm 1937, sự biến Lư Câu Kiều nổ ra, toàn quốc dấy lên cao trào kháng Nhật cứu nước. Ban đầu, Tưởng Giới Thạch còn không muốn để Tưởng Kinh Quốc bị gián đoạn việc học tập và sáng tác. Ngày 24/7, Tưởng Giới Thạch viết thư cho Tưởng Kinh Quốc: “Lúc này con nên chuyên tâm nghiên cứu quốc văn và luyện chữ viết sách, không cần phân tâm bởi giặc Nhật Bản quấy nhiễu, vì cha tất sẽ có cách chế ngự chúng”.

Sau khi Tưởng Kinh Quốc đến tham gia công tác ở Giang Tây, cậu vừa làm việc vừa không ngừng chăm chỉ học tập. Trong chiến tranh chống Nhật, cậu làm chuyên viên ở Cống Nam, tuy bận rộn vẫn kiên trì mỗi ngày tự học toán và tiếng Anh. Tưởng Giới Thạch hướng dẫn cậu trình tự và phương pháp học toán và tiếng Anh dành cho người đã trưởng thành.

Năm 1941, Tưởng Kinh Quốc sắp xếp thời gian học toán và tiếng Anh 6 tiếng đồng hồ mỗi ngày. Ngày 7/8, Tưởng Giới Thạch viết thư gửi Tưởng Kinh Quốc hướng dẫn cậu: “Thời gian học tiếng Anh và toán chiếm mất 6 tiếng đồng hồ mỗi ngày, tốc độ mong muốn này lại làm tăng thêm khuyết điểm, dụng tâm cố gắng nhiều nhưng lợi bất cập hại. Dục tốc bất đạt không khác chi nhổ mầm (*), không chỉ vô ích mà ngược lại còn có hại.

Trong chiến tranh chống Nhật, cậu làm chuyên viên ở Cống Nam, tuy bận rộn vẫn kiên trì mỗi ngày tự học toán và tiếng Anh.
Trong chiến tranh chống Nhật, cậu làm chuyên viên ở Cống Nam, tuy bận rộn vẫn kiên trì mỗi ngày tự học toán và tiếng Anh. (Ảnh: Pixabay.com)

Con học Toán, chỉ cần biết trọng điểm, ví dụ như phương trình đại số, các loại định lý hình học, khi sử dụng các kiến thức nghiên cứu và ứng dụng số học, đều có thể hiểu được phương thức, không cần cầu tinh thông cũng không nhất định phải khắc ghi thành thạo. Cho nên vào mỗi cuối tuần, học Toán 6 tiếng đồng hồ là tốt nhất, nếu công việc quá bận, thì có thể giảm xuống còn 3 tiếng. Như vậy, mỗi tuần quả là có 3 đến 6 tiếng để học, hàng tuần cứ tiếp tục không ngừng như vậy, thì trong vòng hai năm, tất cả đại số phổ thông, hình học, lượng giác, toán học khác… đều có thể tốt nghiệp, vì vậy con không cần phải quá gấp gáp.

Đến học tiếng Anh, thì mỗi Chủ nhật lấy 6 tiếng làm hạn định, trước chú trọng ngữ pháp và từ mới, sau đó tiến thêm một bước, chú trọng học hội thoại. Chung quy lại là trước tiên có thể xem hành văn là việc chính, sau đó tiến thêm một bước là tập hội thoại. Con đã có nền tảng tiếng Nga rồi, thì học tiếng Anh cũng rất dễ dàng, nên cũng không cần quá gấp gáp. Sự tiến bộ của học ngoại ngữ chính là kiên trì liên tục chứ không phải cố nhiều mà được.

Nói chung, con đã hơn ba mươi tuổi rồi, trí nhớ cũng không được như trước, nếu tăng cường khả năng hiểu, kiên trì bền bỉ, không lo là không được, mà dùng đầu não nhiều quá gây ra căng thẳng lại thành ra dục tốc bất đạt. Đối với các loại học vấn, không cưỡng cầu sẽ không quên, chỉ cần học hiểu lý thuyết và hiểu các phương pháp ứng dụng của chúng là được”.

(*) Chuyện kể rằng có một người nước Tống gieo mạ. Thấy mạ lớn chậm, ông bèn kéo cây non lên một chút. Về nhà, ông khoe với vợ con: “Hôm nay, tôi đã giúp một tay cho mạ lớn nhanh”. Nghe cha nói thế, đứa con vội chạy ra xem, thì mạ đã chết hết rồi.

Tưởng Giới Thạch nhắm vào những đặc điểm thành niên của Tưởng Kinh Quốc để hướng dẫn cậu học tập, không cần tốc độ quá nhanh, không cần cưỡng cầu, chỉ cần hiểu sâu sắc lý thuyết, nắm chắc ứng dụng. Ông thật là cực kỳ am hiểu quy tắc học tập.

Thường xuyên học tập, quan trọng ở hiểu cách ứng dụng
Ông nói với con trai rằng: Không cần tốc độ quá nhanh, không cần cưỡng cầu, chỉ cần hiểu sâu sắc lý thuyết, nắm chắc ứng dụng. (Ảnh: pinsdaddy.com)

Học về đạo đức và triết lý vốn có của Trung Quốc

Khi mới 15 tuổi Tưởng Kinh Quốc đã đi ra nước ngoài du học, và ở lại Liên Xô 12 năm. Tưởng Giới Thạch lo lắng rằng cậu sẽ bị khiếm khuyết về việc lý giải sâu sắc đối với văn hóa và đạo đức vốn có của Trung Quốc, cho nên sau khi cậu về nước, Tưởng Giới Thạch đã liên tục yêu cầu cậu học bổ túc văn hóa đạo đức truyền thống và lịch sử của Trung Quốc, học tập học thuyết chủ nghĩa tam dân của Tôn Trung Sơn. Tưởng Giới Thạch mời Thính trưởng giáo dục Tỉnh Giang Tô là Từ Đạo Lân dạy Tưởng Kinh Quốc đọc sách. Ông chỉ định Tưởng Kinh Quốc đọc các thư mục chủ yếu: “Luận ngữ”, “Vương Văn Thành toàn thư” (tức “Vương Dương Minh toàn thư”), “Tăng Văn Chính công gia thư”, “Cận Tư Lục” và “Tôn Văn học thuyết”.

Ngày 12/5/1937, Tưởng Giới Thạch viết thư hướng dẫn Tưởng Kinh Quốc: “Sau khi con đọc sách, nên chú trọng hơn đạo đức vốn có của Trung Quốc, triết học và tinh thần kiến quốc. “Tôn Văn học thuyết” Nhất Thư, chính là cơ sở triết học Trung Quốc, mà chủ nghĩa Tam Dân là biểu hiện cụ thể của triết học Trung Quốc. Bản dịch chắc chắn không thể làm rõ tinh thần đó, bản dịch tiếng Nga càng bỏ qua không dịch tinh hoa trong đó.

Vì vậy con nên đọc hai lần toàn bộ “Tôn Văn học thuyết”, tức là xem nguyên thư toàn văn Chủ nghĩa Tam dân: Dân tộc, Dân sinh, Dân quyền, cũng nên đem các điểm bình luận tâm đắc ghi chép lại, để tiện sau này xem lại”.

Ngày 27/4/1937, Tưởng Giới Thạch viết thư cho Tưởng Kinh Quốc: “Còn về phương pháp viết chữ, đọc sách Trung văn, tại Tăng Công gia huấn và Gia thư đã nói rất tường tận. Nếu con có thể đọc kỹ càng Gia huấn và Gia thư, không chỉ có tâm đắc về “Quốc học”, mà còn học được tinh thần đạo đức để có thể trở thành chính trị gia Trung Hoa, ở thời đại đó không thể nào xem nhẹ”.

Học về đạo đức và triết lý vốn có của Trung Quốc
Trong thư Tưởng Giới Thạch viết cho con, ông có mong muốn Tưởng Kinh Quốc đọc kỹ càng Gia huấn và Gia thư để có thể học được tinh thần đạo đứ và có thể trở thành chính trị gia Trung Hoa trong tương lai. (Ảnh: sangbe.com)

Ngày 24/8/1941, Tưởng Giới Thạch lại hướng dẫn Tưởng Kinh Quốc nghiên cứu kinh dịch và Minh nho học án (tác phẩm đời Thanh), khuyến khích cậu xem sách của Tăng Quốc Phiên và Hồ Lâm Dực. Trong thư viết: “Ta gần đây mỗi ngày thu xếp công việc giành thì giờ đọc Kinh dịch, cảm thấy học lực và tinh thần đều có tiến bộ. Chỉ có điều quyển sách này phải đến sau năm mươi tuổi mới có thể đắc được lợi ích. Bấy giờ, con nên đọc nhiều thư tịch của Tăng Quốc Phiên, Hồ Lâm Dực cùng sách gia đình họ lưu giữ.  Đôi khi có thể chọn hai mươi, ba mươi phần trong “Cổ văn quan chỉ” (Tuyển tập các tác phẩm cổ văn mẫu mực, đỉnh cao) để học thuộc, có thể tùy lúc nhẩm nhớ thuộc lòng, thì đề bút làm văn, tự nhiên có thể viết rất thuận lợi”.

Tưởng Giới Thạch tôn sùng triết học Vương Dương Minh, quan điểm “Lập thành” và “Tri hành hợp nhất”, ông dạy Tưởng Kinh Quốc đem tâm đắc học tập hòa vào cuộc sống hàng ngày, thay đổi một cách tinh tế, dưỡng thành năng lực và những thói quen tốt đẹp. Dưới sự dạy bảo của cha, Tưởng Kinh Quốc cũng vô cùng tôn kính Vương Dương Minh. Cậu lấy tư tưởng tinh thần của Vương Dương Minh tổng kết thành hai điều: Một là “Thành”, cái gọi là “Thành” chính là “Phải có suy nghĩ chân thành, trong sạch và thuần khiết”; một là “Tri hành hợp nhất”, “Tiên sinh Vương Dương Minh chẳng những có học vấn cao thâm, mà còn có thể đem học vấn dùng vào thực hành”.

Dưới sự ảnh hưởng và hướng dẫn của Tưởng Giới Thạch, Tưởng Kinh Quốc học tập phương sách quản lý Quý Châu của Vương Dương Minh, cố gắng hành theo, vận dụng cho Cống Nam. Vương Dương Minh từng làm quan ở Quý Châu và Cống Nam. Tại Quý Châu, ông đã có một số bài viết tổng kết kinh nghiệm về quản lý địa phương. Về sau, Tưởng Kinh Quốc đến Quý Châu, từng đến thăm động Dương Minh, cảm thấy rất thân thiết.

Tưởng Kinh Quốc cũng yêu cầu cấp dưới của mình coi Vương Dương Minh và Tưởng Giới Thạch cùng là bậc thầy đáng kính nhất. Năm 1945, ông nói: “Chúng tôi là những tín đồ của tổng thống, là học trò của Vương Dương Minh”.

Học về đạo đức và triết lý vốn có của Trung Quốc
Ảnh minh hoạ: Tiên sinh Vương Dương Minh

Tưởng Giới Thạch còn dạy Tưởng Kinh Quốc: “Tất cả những thứ học được, luôn luôn có thể đem ra ứng dụng được thì mới tốt. Nếu như nhớ kỹ phương pháp đó thành câu nhưng không thể ứng dụng, thì kiến thức đó cũng vô ích rồi… Cho nên đọc sách ở trường, nếu như có thể trong lòng hiểu rõ, thì nói một câu rằng, thật sự có thể dùng được thì tốt rồi”.  Ông không tán thành phương pháp “càng học càng ngốc”, bồi dưỡng phương pháp “mọt sách”. Là một chính trị gia, Tưởng Giới Thạch xem trọng hơn đến nguyên tắc ‘học để dùng’.

Bởi vì bản thân Tưởng Giới Thạch có trình độ đáng kể về văn hóa Trung Hoa và tầm nhìn tri thức hiện đại, nên việc hướng dẫn Tưởng Kinh Quốc học tập là rất có tầm mắt. Ông chỉ ra rằng Trung văn, toán học và tiếng Anh là ba môn quan trọng nhất, hoàn toàn là quan điểm hiện đại. Hơn nữa ông chỉ dạy con một số phương pháp nghiên cứu sách, đàm luận kinh nghiệm về văn hóa truyền thống tốt đẹp.

Theo Secretchina
Mây Trắng biên dịch