Khương Tử Nha từng nói: “Niềm vui thực sự của bậc quân tử là chí hướng to lớn lâu dài trong lòng họ, còn niềm vui của người bình thường chính là làm tốt những việc trước mắt”. Một người tư lợi thường vướng mắc vào được mất cá nhân. Ngược lại, người có thể cai trị cả thiên hạ to lớn phải vượt trên mưu cầu tư lợi.

Theo ghi chép trong “Lã Thị Xuân Thu”, một vị khách hỏi Quý Tử rằng: “Dựa vào đâu mà biết vua Thuấn có tài năng?” Quý Tử nói: “Vua Nghiêu vốn đã cai trị tốt thiên hạ rồi, vua Thuấn đàm luận về cách cai trị thiên hạ phù hợp với cách nghĩ của vua Nghiêu, cho nên mới biết được Vua Thuấn có tài năng”.

Vị khách hỏi: “Mặc dù ông biết vua Thuấn có tài năng, nhưng dựa vào đâu mà biết vua Thuấn sẽ không mưu cầu tư lợi?” Quý Tử nói: “Những người có thể cai trị thiên hạ nhất định là người thông hiểu bản chất của sinh mệnh, vậy thì chắc chắn là người không có tư tâm”.

Vì đã thông hiểu bản chất của sinh mệnh, nên biết rằng lợi ích chỉ là những thứ nhất thời, tạm bợ. Trong đằng đẵng kiếp nhân sinh, giữa vũ trụ vô tận này, mỗi con người chỉ là một lạp tử nhỏ bé thì lợi ích vật chất kia lại càng nhỏ biết bao nhiêu. Hà cớ gì phải chạy theo những thứ phù du để đổi lại là vết nhơ của sinh mệnh.

Một người có chí lớn, muốn gánh vác cả giang san càng phải khắc chế tư tâm. Bởi vì đó là người có trách nhiệm nặng nề nhất, phải xử lý nhiều công việc nhất. Nếu để đôi mắt bị che mờ bởi lợi ích thì nhìn người không thấu, xem việc không thông.

Một khi cái tâm bị xiềng xích bởi dục vọng thì gánh trách nhiệm làm sao, giúp ích cho người khác thế nào? Tư tâm có thể hại người, hơn nữa con dân của một giang san là không đếm xuể.

Mạnh Tử, người được xem là ông tổ thứ hai của Nho giáo, từng giảng về đạo trị quốc lấy nhân nghĩa làm trọng, không tuyên dương lợi ích cá nhân.

Có một ngày, Mạnh Tử đi đến Lương Quốc để tuyên truyền chủ trương cai trị đất nước của mình. Vua của Lương Quốc là Lương Huệ Vương tiếp đãi Mạnh Tử rất long trọng.

Lương Huệ Vương hỏi Mạnh Tử: “Tiên sinh, ngài từ ngàn dặm xa xôi tới đây, chắc chắn là muốn mang đến chút lợi ích gì đó cho quốc gia của chúng tôi rồi!”

Mạnh Tử cười cười, rồi điềm tĩnh đáp: “Đại Vương, ngài sao có thể mở miệng, ngậm miệng là chỉ nói đến lợi ích thế? Làm một vị quốc vương có nhân nghĩa là đủ rồi, hà cớ gì phải chuyên môn nhắc đến lợi ích mới được?

Nếu như một vị quốc vương mà hễ mở miệng là nói đến lợi ích của đất nước ra sao, quan lại hễ mở miệng là nói đến lợi ích về đất đai được phong của bản thân mình như thế nào. Người trí thức và dân chúng hễ mở miệng là đều nói đến lợi ích của bản thân mình.

Cứ như thế, từ quân vương cho tới dân chúng, đều truy đuổi lợi ích cá nhân của chính mình thì thiên hạ chẳng phải tất sẽ đại loạn sao?

Nếu như tuyên dương lợi ích cá nhân thì người cao thấp trong thiên hạ đều sẽ vứt bỏ cái chung mà mưu cầu cái tư, đối với sự an định và hưng thịnh của cá nhân ngài và quốc gia ngài là vô cùng bất lợi“.

Vị Quốc Vương Lương Huệ Vương nghe xong lời này của Mạnh Tử vô cùng chí lý nên tiếp nhận rất thận trọng, từng ý từng lời.

***

Ngày mùa hè không mặc áo lông là vì đã quá ấm áp rồi. Ngày mùa đông không dùng quạt là vì đã quá mát lạnh rồi.

Người không mưu cầu tư lợi vì đã tiết chế bản thân, lòng tự biết đủ. Cảm thấy đủ rồi tự nhiên không còn tham lam và dục vọng, do vậy không còn tranh đấu và cũng không có lý do để oán hận.

Tâm không chướng ngại giống như mảnh ruộng bát ngát, làm việc lớn có gì khó nữa đây.

Cổ ngữ có câu: “Cái trán của Tướng quân rộng đến mức có thể phi ngựa, cái bụng của Tể tướng rộng đến mức có thể chèo thuyền”. Ý nói, một người có tấm lòng rộng lớn mới có thể làm được việc lớn, có thể bao dung được những việc khó bao dung của thiên hạ. Nhờ vậy mà cai trị được thiên hạ.

Kỳ thực, người không mưu cầu tư lợi thì không bận tâm lo lắng cho vật chất cá nhân. Họ dành tấm lòng ấy để nghĩ đến an nguy của bách tính. Có đủ tâm lượng sẽ tự nhiên hết lòng vì dân. Đó là chỗ mà người tư lợi không thể nào làm được.

Tử Sản là nhà cải cách kinh tế, xã hội, của nước Trịnh, thời Xuân Thu trong lịch sử Trung Quốc. Thời gian chấp quyền nước Trịnh, ông chủ trương bảo vệ quyền lợi của con dân nước Trịnh, cải cách nội chính, ngoại giao mềm mỏng, được dân chúng đương thời cực kì vị nể. Trong thiên Hiến Vấn sách Luận ngữ, Khổng Tử nói rằng:Tử Sản là con người khoan dung và rất yêu dân.

Xưa có chuyện Tử Sản hết lòng vì dân khiến người và quỷ thần đều hài lòng:

Thời Xuân Thu, đại phu Lương Tiêu nước Trịnh vì chuyên quyền mà bị Tứ Đái và Công Tôn Đoạn cùng truy sát giết chết. Lương Tiêu sau đó biến thành Lệ Quỷ, khiến người trong nước đều vô cùng khiếp sợ.

Có người nửa đêm nhìn thấy Lương Tiêu mặc áo giáp đi ra, nói rằng “Ngày Nhâm Tý, ta sẽ giết Tứ Đái (người giúp giết Lương Tiêu), ngày Nhâm Dần năm sau, ta sẽ lại giết Công Tôn Đoạn (người ủng hộ Tứ Đái)”. Tứ Đái và Công Tôn Đoạn quả nhiên chết vào ngày ấy, người dân toàn quốc càng khiếp sợ hơn.

Thế là Tử Sản lập Công Tôn Tiết làm quan. (Công Tôn Tiết là con của Tử Khổng, Tử Khổng trước đây bị Trịnh Sở giết), lại lập Lương Chỉ (con của Lương Tiêu) làm đại phu, để an ủi Lương Tiêu và Tử Khổng, Lệ Quỷ từ đó không xuất hiện nữa.

Thái Thúc hỏi Tử Sản: “Vì sao ngài lại làm như thế?”

Tử Sản nói: “Quỷ chịu oan mà chết, phải có nơi để tá túc thì mới không quấy phá. Ta lập đời sau của họ làm quan, khiến họ cảm thấy có nơi để tá túc”.

Phùng Mộng Long viết:

Tử Sản không chỉ thông đạt việc của nhân gian, mà còn có thể thông đạt việc quỷ đạo (việc trong âm gian). Quỷ đạo do người gây ra. Người thực sự hết lòng vì dân thì có thể khiến người và quỷ thần đều hài lòng!

Video: Phim Ngắn: Giang Trạch Dân và Cuộc Diệt Chủng Đẫm Máu

videoinfo__video3.dkn.tv||b3113cc08__