Phong tục cưới hỏi của người Trung Quốc có những nét rất độc đáo, riêng biệt góp phần làm đa dạng thêm nền văn hóa đất nước. Người xưa rất trọng lễ nghĩa và trong mỗi cuộc hôn nhân truyền thống nhất thiết phải “môn đăng hộ đối” và thực hiện đủ “tam thư, lục lễ”.

Hôn lễ truyền thống của Trung Quốc là một bộ phận quan trọng trong văn hóa của họ. Cổ nhân Trung Quốc cho rằng hoàng hôn là giờ lành, cho nên sẽ làm lễ cưới vợ vào lúc hoàng hôn, bởi vì nguyên nhân này, lễ kết hợp của phu thê được xưng là “Hôn lễ” (昏礼, chứ không chỉ đơn thuần mang nghĩa kết hôn 婚礼như ngày nay). Trong “ngũ lễ”, hôn lễ thuộc “gia lễ”, là sự kiện quan trọng thứ hai trong đời người, sau lễ đội mũ của con trai và lễ cài trâm (cập kê) của con gái.

Hôn nhân cổ đại Trung Quốc là chế độ một chồng một vợ nhiều thiếp, trong chế độ hôn nhân này, thiếp thất địa vị thấp hơn vợ cả (đích thê, 嫡妻). So với vợ cả, nghi thức cưới thiếp tương đối đơn giản. Nghi thức cưới vợ thì tương đối phức tạp và long trọng.

Nghi lễ kết hôn truyền thống sẽ bao gồm Tam thư và Lục lễ: 

1. Three letters (Tam thư)

Three Letters có Betrothal Letter (Sính thư), Gift Letter (Lễ thư) và Wedding Letter (Nghênh thân thư).

Betrothal Letter là thư dùng khi đính hôn (the formal document of the engagement), nhà trai trao cho nhà gái (a must in a marriage)

Gift Letter là nhà gái sẽ liệt kê chủng loại cùng số lượng lễ vật cưới hỏi (listing types and quantity of gifts for the wedding) khi cả hai bên gia đình chấp thuận cuộc hôn nhân.

Wedding Letter là thư dùng khi nghênh thú tân nương, tức là trong bước 6 “thân nghênh” của lục lễ sử dụng.

2. Six Etiquette (Lục lễ)

Proposing (Nạp thái) là gia đình nhà trai sẽ nhờ người mai mối (a matchmaker) để dạm hỏi nhà gái. Bà mai sẽ được cử đến nhà gái để thưa chuyện về ý định xin cưới của nhà trai. 

Birthday matching (Vấn danh) là nhà trai nhờ bà mối hỏi tên tuổi, ngày sinh của cô gái, sau đó đến tông miếu bói toán cát hung, kết quả là “cát” thì mới tiến hành bước tiếp theo, “hung” (the marriage will bring disasters to the man’s family) thì dừng ở đây.

Presenting betrothal gifts (Nạp cát) là “qua văn định”, là sau khi bói toán được đến điềm lành thì định ra hôn ước.

Lễ nạp cát (Ảnh: http://blog.eteacherchinese.com/)

Presenting wedding gifts (Nạp chinh) là “nạp tệ” hay “qua đại lễ”, nhà trai phái người đưa sính lễ đến nhà gái. Nhà gái nhận sính lễ, xưng là “hứa anh”.

Picking auspicious wedding date (Thỉnh kỳ)  “chọn ngày”, tức là thỉnh nhà gái xác định ngày kết hôn.

Wedding ceremony (Thân nghênh) là ngày hôn lễ, nhà trai cần thiết tự mình đi nhà gái nghênh đón, sau đó nhà trai về trước, ở ngoài cửa chờ đón. Nếu chưa thân nghênh mà người trai chết, cô gái có thể lấy người khác. Nhưng nếu lỡ thân nghênh rồi mà người trai mới chết, dù chưa bái đường, theo quy định của tục lệ, cô dâu chỉ có thể nhận mệnh ở góa suốt đời.

Thiện Nhân