Một cuộc khảo sát với hơn 1.000 trẻ vị thành niên cho thấy, một đứa trẻ sống trong một gia đình có cha mẹ thường hay cãi vã nhau thì có đặc điểm tính cách xấu rõ ràng nhất, đó là:

25,7% trẻ em “tự ti”

22,1% trẻ em “lạnh lùng”

56,5% trẻ em “nóng nảy”

Bởi vậy, cha mẹ không cần thi mà cần phải học. Trong đó phải học cách nói chuyện. Đây là một khóa học bắt buộc cho mọi phụ huynh. Cha mẹ không biết cách nói chuyện với con, thì không thể dưỡng thành một đứa trẻ hạnh phúc.

Một gia đình hạnh phúc thường có chung một điểm tương tự nhau. Đó chính là, gia đình chính là thế giới của mẹ, là vương quốc của cha, và là thiên đường của con.

Tuy nhiên, cũng có những bậc cha mẹ còn nhiều thiếu sót khiến cho việc nuôi dạy con cái càng trở nên nhiều khó khăn. Dưới đây là bốn kiểu gia đình không đáng có, vì sẽ hủy hoại cuộc sống của con. Các bậc cha mẹ phải hết sức lưu tâm.

Kiểu gia đình “không hòa hợp”

Những kiểu cha mẹ này sẽ khó nuôi dạy con hạnh phúc.

Nếu trong nhà, cha mẹ thường xuyên cãi nhau, và bạn biết đấy, những đứa trẻ sống trong cuộc cãi vã một thời gian dài, nó sẽ trông như thế nào khi lớn lên?

Có phải cãi nhau thực sự chỉ là việc của cha mẹ?

Nhiều phụ huynh cảm thấy cãi nhau là vấn đề giữa người lớn, không có quan hệ gì đến trẻ con, vậy nên càng không quan tâm đến cảm nhận của con cái. Nhưng họ không biết rằng, trong những gia đình mà cha mẹ thường xuyên cãi nhau, sẽ không có đứa trẻ hạnh phúc.

Con trẻ đối với việc nhận biết tình cảm là vô cùng nhạy bén. Bị kìm nén lâu dài, hình thành nên một giới hạn căng thẳng, sẽ ảnh hưởng rất xấu đến sự phát triển của con trẻ.

Hai người thân nhất ở gần chúng nhất lại ở hai hướng trái ngược nhau. Thì đối với con trẻ, nơi trú ẩn để chúng có thể có được cảm giác an toàn là không hề tồn tại.

Nếu đứa trẻ có can đảm khuyên giải cha mẹ, nhưng lại vô ích. Chúng sẽ cảm thấy chán nản, bất lực và không được tôn trọng. Chúng thậm chí sẽ bắt đầu bi quan và nghĩ rằng cuộc sống là vô nghĩa.

Sống trong một gia đình không được hòa thuận trong một thời gian dài, cộng thêm những sức ép xảy ra bên ngoài xã hội, sự phát triển cảm xúc và nhân cách của trẻ sẽ dần dần bị bóp méo. Trẻ sẽ càng ngày trở nên thờ ơ, hay gắt gỏng, thiếu tin tưởng vào người khác. Hoặc trở nên sống nội tâm, khép mình, chán nản, dễ rút lui, mất hứng thú với mọi thứ bên ngoài.

Những đứa trẻ lớn lên như thế này có thể sẽ dễ dàng lạc lối.

Hai người thân nhất lại ở hai hướng trái ngược nhau. Thì đối với con trẻ, nơi trú ẩn có cảm giác an toàn là không hề tồn tại. (Ảnh: cmoney.tw)

Gia đình không biết trò chuyện

Ngôn ngữ là thể hiện cảm xúc, mỗi từ bạn nói ra được kết nối theo chuỗi, có thể mang lại sự ấm áp cho người khác, nhưng nó cũng có thể mang đến sự thương tổn.

Có nhiều bậc cha mẹ hiếm khi dành cho con cái những lời khen ngợi và công nhận, chỉ có những lời mỉa mai, nói móc hoặc đả kích. Chúng trở thành phương tiện thường ngày để giáo dục con cái của họ.

Phương pháp giáo dục này có một thuật ngữ đặc biệt, gọi “Giáo dục đả kích”. Ví dụ một số cách nói như: “Học hành như vậy mà cũng đòi sau này làm này làm nọ ạ?”, “Xem con người ta đi, liệu có được 1/10 không?”, “Cứ như vậy không biết sau này làm nên trò trống gì”….

Đằng sau những thanh âm này, có bao nhiêu đứa trẻ phải lặng lẽ giấu nước mắt.

Có một câu nói rất đáng để nhớ là: Một cuộc ‘tấn công đả kích’ từ cha mẹ, hiệu ứng thiệt hại không chỉ là khoảnh khắc, mà nó âm thầm chạy qua nhiều năm, sâu trong tim đứa trẻ như một cây kim.

Gia đình có vợ không được tôn trọng trong một thời gian dài

Trong một gia đình, cơ sở của một mối quan hệ vợ chồng tốt là sự tôn trọng. Vì vậy, người chồng có tôn trọng vợ mình hay không, thì sự khác biệt giữa những đứa trẻ lớn lên sẽ rất lớn.

Không có mối quan hệ vợ chồng tốt, thì cũng sẽ không có một mối quan hệ cha-con tốt. Đây gần như là một định luật thép.

Trước đây tôi từng có một gia đình hàng xóm, chồng thường mắng chửi vợ trước mặt con.

Kết quả là đôi khi vì một điều nhỏ, đứa trẻ thực sự đã sử dụng giọng điệu của cha mình để mắng mẹ mình.

Và vấn đề không còn đơn giản mà ngày càng được phóng đại. Kết quả là gia đình đó đã dưỡng nên một cậu thanh niên nổi loạn trong khu phố chúng tôi. Cậu ta chỉ thích chơi bời, nhìn ai cũng thấy gai mắt, cuối cùng ngay cả cha cậu cũng không thể kiểm soát được cậu…

Nghiên cứu cũng cho thấy: Những người chồng thường chửi rủa lăng mạ vợ, con cái của họ sau này lớn lên, hầu hết đều có những mối quan hệ xấu.

Không khó để thấy từ ví dụ trên, khi vợ không có tư cách ở trong nhà, thì cũng sẽ không có hình ảnh một người mẹ tốt đẹp trong mắt của đứa trẻ. Vì vậy sự giáo dục của mẹ đương nhiên sẽ không hiệu quả với chúng.

Khi trẻ mắc lỗi, người mẹ cho cậu ta những lời khuyên, sẽ bị chúng bỏ qua, hoặc thậm chí khinh miệt. Dần theo thời gian, đứa trẻ sẽ không nghe lời bất cứ ai.

Không có mối quan hệ vợ chồng tốt, thì cũng sẽ không có một mối quan hệ cha-con tốt. (Ảnh minh họa: bokete.jp)

Gia đình không thể làm gì nếu không có điện thoại di động

Khi trẻ viết bài tập về nhà, bạn chơi điện thoại ở bên cạnh. Khi con bạn đang đọc một cuốn sách, bạn đang chát chít với bạn bè trên facebook. Khi đứa trẻ muốn bạn chơi cùng nó, bạn đang mải xem một video…

Trong thời đại thông tin hóa thông minh này, nhiều người thực sự không thể làm gì nếu không có điện thoại, tựa như không có điện thoại thì không thể sống nổi.

Bạn có nghĩ rằng bạn đang “đồng hành” cùng con mình không?

Bạn nghĩ rằng việc sử dụng điện thoại di động sẽ giúp con bạn tìm kiếm được những câu trả lời là chính xác?

Không phải! Điều mà những gì trẻ cần không phải là sự giúp đỡ của “giả dối”.

Chỉ cần bạn tĩnh tâm và ở bên cạnh con trong vòng 30 phút, nó cũng hữu ích hơn nhiều khi bạn tay vừa cầm điện thoại vừa đi bộ cùng con trong 2 giờ đồng hồ.

Thời gian cứ trôi qua, khi đứa trẻ cần bạn, bạn lại chọn ở bên cạnh chiếc điện thoại di động của mình. Điều này sẽ khiến bạn bỏ lỡ những câu chuyện thú vị lớn lên từng ngày của con. Cũng sẽ làm cho tình cảm bạn và con bạn trở nên nhạt nhòa, không còn cơ hội cho một mối quan hệ cha-con thân mật.

Hơn nữa khả năng bắt chước của trẻ con rất mạnh.

Khi thấy cha mẹ cứ mải xem điện thoại di động, thì chúng cũng sẽ bắt chước theo.

Vì vậy, khi những đứa trẻ được tiếp xúc với điện thoại, dường như điện thoại di động dương như có một ‘ma lực’ hấp dẫn trẻ. Tất cả trẻ đều thích thú như nhau, không thể rời mắt và gây nghiện. Lúc này cha mẹ mới phát hiện rằng, bản thân mình đã ‘làm gương’ cho con như thế nào!

Gia đình là thế giới của mẹ, là vương quốc của cha, và là thiên đường của con trẻ. Các bậc cha mẹ thân mến, hãy là những người lớn mẫu mực, xây dựng nên một gia đình hạnh phúc, và cho con một tuổi thơ êm đềm nhất!

Theo cmoney.tw
Vân Hà biên dịch