Để thành công trong sự nghiệp, chỉ kiến thức thôi không đủ mà những kỹ năng mới là yếu tố quyết định, đặc biệt trong kỷ nguyên số hóa.

Dù được trang bị đầy đủ học vấn và bằng cấp cho con đường sự nghiệp tương lai, vô số sinh viên vẫn không kiếm được việc làm sau khi tốt nghiệp. Có thể kể đến nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng nguyên nhân chính là sự thay đổi của nền kinh tế vĩ mô và sự hoán đổi vai trò giữa các ngành nghề chủ lực. Điều đó cũng có nghĩa, chỉ với kiến thức sách vở, sinh viên không thể thích ứng kịp thời với những thay đổi mạnh mẽ. Họ cần phải tự trang bị cho mình bộ kỹ năng mà nhiều doanh nghiệp cũng như nhiều thị trường việc làm khác nhau yêu cầu. 

1. Kỹ năng số hóa

Công nghệ hiển nhiên giữ vai trò quan trọng trong thời đại 4.0. Từ kinh doanh đến giao tiếp cá nhân, ai ai cũng cần biết các kỹ năng sử dụng công nghệ thiết yếu để có thể thành công. Một số kỹ năng đơn giản có thể học được thông qua tương tác thường xuyên như word, excel, email… nhưng vẫn chưa đủ; sinh viên cần phải được đào tạo bổ sung nhiều kỹ năng công nghệ khác nhau để có thể đáp ứng yêu cầu công việc trong tương lai.

Related image
Số hóa liên quan đến hầu hết các mặt của xã hội hiện đại (ảnh: Prachachat).

Đào tạo kỹ năng số hóa là trang bị cho sinh viên các tri ​thức và kỹ năng cơ bản để ứng dụng công nghệ trong công việc, bao gồm cả khả năng tiếp cận công nghệ mới. Hiểu biết về công nghệ và thiết bị công nghệ sẽ giúp sinh viên không bỡ ngỡ trước các nhiệm vụ công việc khác nhau. 

2. Trí tuệ cảm xúc

Thường có định kiến rằng những người thành công trong kinh doanh ắt hẳn phải lạnh lùng, vô cảm và chỉ quan tâm đến kinh doanh. Tuy nhiên, cảm xúc giúp định hình một nhân cách con người. Thay vì trở nên vô cảm, chúng ta cần hiểu được tầm quan trọng của năng lực ứng phó và kiểm soát cảm xúc để có thể biểu hiện phù hợp trong môi trường làm việc.

Thêm vào đó là khả năng giao tiếp và bồi dưỡng mạng lưới các mối quan hệ. Thế nên, trí tuệ cảm xúc đóng vai trò quan trọng trong hành trang của một sinh viên. Trí thông minh cảm xúc trang bị cho sinh viên các kiến ​​thức và kỹ năng nắm bắt cảm xúc – của mình và người khác – để giao tiếp thành công tại nơi làm việc.

3. Tư duy làm chủ

Doanh nghiệp vừa và nhỏ là xu hướng ngày càng gia tăng trong xã hội hiện đại. Internet giúp cho doanh nghiệp được thành lập dễ dàng và có thể tiếp cận nhiều đối tượng khách hàng khác nhau.

Điều hành một doanh nghiệp đòi hỏi khả năng đổi mới, sự am hiểu về lĩnh vực, thị trường kinh doanh và khả năng thích ứng trong kinh doanh. Đây là những kỹ năng hữu dụng, cần thiết cho mọi công việc tương lai.

Tư duy làm chủ giúp ta tìm kiếm được nhiều cơ hội thành công (ảnh: Nanosoft).

Để thành công trong sự nghiệp sau này, sinh viên cần biết về tư duy làm chủ và có thể sử dụng các kỹ năng, chiến lược kinh doanh nhằm phục vụ mục tiêu nghề nghiệp tương lai. Điều này không đồng nghĩa với việc người người nên khởi nghiệp, mà nhằm cung cấp cho sinh viên tri ​​thức nền tảng về điều hành doanh nghiệp.

4. Công dân toàn cầu

Xã hội ngày nay đang trong xu hướng toàn cầu hóa. Công nghệ tiên tiến giúp các công ty dễ dàng mở rộng kinh doanh khắp thế giới, xóa nhòa ranh giới giữa các quốc gia cũng như ngành nghề. Một trong những xu hướng chính hiện nay là các lực lượng lao động toàn cầu ngày càng phụ thuộc lẫn nhau. Do đó để thành công trong sự nghiệp, sinh viên cần làm việc với tư duy của một công dân toàn cầu.

Theo một báo cáo giáo dục, trong ba đến năm năm tới, chúng ta sẽ chứng kiến xu hướng mạnh mẽ của hợp tác trực tuyến toàn cầu. Học hỏi về tư duy công dân toàn cầu thông qua hợp tác toàn cầu sẽ giúp sinh viên phối hợp thành công với đồng nghiệp từ khắp mọi nơi trên thế giới.

5. Ham hiểu biết

Chúng ta đang sống trong thời đại của những bước tiến to lớn và công nghệ không ngừng đổi mới, kéo theo việc các doanh nghiệp thường xuyên thay đổi các chiến lược và công cụ cần dùng. Để thành công trong một môi trường thay đổi liên tục như vậy, sinh viên cần có tinh thần ham hiểu biết và yêu thích học tập. Hầu hết mọi công việc đều yêu cầu nhân viên học hỏi không ngừng để có thể theo kịp công nghệ.

đọc sách để làm gì khi chúng ta thường hay quên ngay
Đọc sách là cách rất tốt để tăng sự hiểu biết (ảnh: Thú vị quanh ta).

Nếu không có tinh thần khám phá và không ngừng học tập, sinh viên dễ bị tụt hậu so với mọi người xung quanh. Còn nếu ham hiểu biết và say mê tìm tòi, sinh viên đó sẽ mau chóng thích nghi với mọi đổi mới và thay đổi của doanh nghiệp.

6. Linh hoạt

Dù cho doanh nghiệp luôn đề ra các kế hoạch chi tiết để giải quyết các tình huống và sự việc khác nhau, vẫn có thể xuất hiện bất ngờ đòi hỏi phải điều chỉnh kịp thời. Vậy nên, khả năng điều chỉnh chiến lược và hành động trước những thay đổi trở thành kỹ năng thiết yếu giúp mang lại thành công trong sự nghiệp.

Thích nghi và ứng phó linh hoạt là những kỹ năng quan trọng mà lực lượng lao động cần có trong tương lai, nhờ đó, sinh viên sẽ biết cách điều chỉnh cách thức làm việc khi gặp trở ngại hoặc nhu cầu doanh nghiệp thay đổi bất ngờ. Những kỹ năng này không chỉ giúp ích cho người lao động khi đối mặt với tình huống bất ngờ mà còn giúp nhà tuyển dụng đánh giá năng lực sẵn sàng thích nghi với mọi yêu cầu công việc của người lao động.

7. Đánh giá và phân tích thông tin

Doanh nghiệp thường sử dụng các thông tin và dữ liệu có được từ công nghệ nhằm đạt các mục tiêu đề ra. Từ chỉ số đánh giá hiệu suất công việc (KPI) đến phân tích dữ liệu lớn, thông tin được sử dụng để xây dựng chiến lược và quyết định kinh doanh.

Ảnh minh họa: Irvietnam.

Do đó, khả năng đánh giá và phân tích thông tin là những kỹ năng quan trọng cần thiết cho công việc trong tương lai. Sau khi hoàn thành đánh giá và phân tích, lãnh đạo doanh nghiệp sẽ sử dụng thông tin để phát triển chiến lược và định hướng hoạt động. Với kỹ năng này, sinh viên sẽ tự nhận thức được về vai trò và mức đóng góp của mình trong quá trình ra quyết định của lãnh đạo.

8. Khả năng tự đánh giá

Ngoài những kỹ năng cần thiết cho công việc và doanh nghiệp trong tương lai, điều quan trọng không kém là sinh viên cần hiểu rõ năng lực bản thân. Nhiều tổ chức đang phát triển các đội nhóm gồm nhân viên từ nhiều phòng ban khác nhau để tiến hành một dự án, từ đó có thể huy động được nguồn nhân lực với các kỹ năng và tài năng đa dạng hợp tác cùng nhau.

Để có thể tham gia vào các nhóm như vậy, sinh viên cần có khả năng tự đánh giá, hiểu rõ điểm mạnh và điểm yếu của bản thân, từ đó mới biết cách phát huy các đóng góp cho đội ngũ và kêu gọi hỗ trợ khi cần thiết.

9. Thấu cảm

Thấu cảm là khả năng hiểu và thông cảm với người khác. Mới nghe qua tưởng rằng đây không phải là điều mà một doanh nghiệp cần, kỳ thực năng lực thấu cảm lại giữ vai trò quan trọng trong các mối quan hệ và giao tiếp giữa con người với nhau, từ đó ảnh hưởng gián tiếp tới hiệu quả công việc.

dao-duc-so-11-thong-cam
Thấu cảm giúp tạo lập và duy trì các mối quan hệ tốt đẹp (ảnh: Sư Phụ Kính Yêu).

Tại một doanh nghiệp bất kỳ, thấu cảm giúp tạo dựng và duy trì các mối quan hệ, trong đó mối quan hệ giữa doanh nghiệp và khách hàng là căn bản. Khi có thể nhìn nhận thấu đáo quan điểm và lập trường của khách hàng, nhân viên mới đáp ứng được nhu cầu của khách hàng một cách hiệu quả. Như vậy, thấu cảm không chỉ phát huy tác dụng trong các mối quan hệ cá nhân mà cả trong các mối quan hệ kinh doanh.

Theo Teach

Video xem thêm: Những người trí thức của xã hội phương tây nói gì về lợi ích tốt đẹp của Pháp Luân Công

videoinfo__video3.dkn.tv||ef96b2930__