Do môi trường sống bị tàn phá và nạn săn bắn bất hợp pháp, số lượng voi châu Á ngày càng sụt giảm. Để bảo vệ loài vật hoang dã này, cộng đồng quốc tế đã lên án mạnh mẽ nạn buôn bán ngà voi, nhưng vẫn có kẻ vì lợi nhuận khổng lồ mà mạo hiểm săn trộm. Tàn nhẫn hơn, kẻ săn trộm còn lột da voi đem đi bán.
Chỉ trong năm nay, Myanmar đã có 50 con voi bị giết hại và lột da. Các điều tra viên của tổ chức bảo vệ động vật Anh quốc “Elephant House” đã chụp được những hình ảnh khiến mọi người đau lòng.
▼Tại Trung Quốc, một số người cho rằng da voi có thể làm thuốc trị bệnh, sản xuất hàng mỹ nghệ, đồng thời còn có thể tiêu trừ tai họa, do đó nhu cầu chế phẩm da voi ngày càng tăng. Điều tra viên của “Elephant House” giả trang thành người mua, đi vào thôn làng xa xôi ở vùng Đông bắc Myanmar và tận mắt chứng kiến quá trình gia công da voi.
▼Thi thể con voi đầy vết thương, công nhân cắt da chế tác thành thuốc pha chế sẵn hoặc là đồ trang sức. Một thương gia cho biết, nhu cầu da chế phẩm của Trung Quốc ngày càng tăng, cho nên anh thường xuyên qua lại vùng biên giới Myanmar để mua hàng.
▼Có một lần anh bán 30 kg da voi cho dân buôn ở Quảng Đông, Trung Quốc. Người này rất nhanh chóng bán hết, sau đó còn tìm anh để mua thêm nữa. Mỗi kg da voi có thể bán được 45 bảng Anh (khoảng 1,3 triệu đồng), vì vậy rất nhiều người đã vì món lợi kếch sù mà săn trộm voi.
▼Vì luật pháp quốc tế cấm bán ngà voi, nhu cầu ngà voi cũng giảm bớt, cho nên những kẻ săn trộm bắt đầu tập trung vào buôn bán da voi. Cách đây không lâu, cơ quan chức năng tại Tây Nam, Trung Quốc đã thu giữ 421 kg da voi, số lượng rất lớn khiến mọi người giật mình.
Chính phủ Myanmar thống kê, từ năm 2013 đến 2015, số lượng voi bị săn trộm tăng lên 25%. Số lượng voi ở châu Á còn rất ít, trong vòng 40 năm qua đã giảm đi một nửa, hiện tại chỉ có khoảng 2000 con trong tự nhiên. Không có mua bán sẽ không có giết hại, thật sự nếu không đấu tranh chống lại những kẻ săn trộm, chỉnh đốn thị trường da voi thì tương lai của voi châu Á không còn hy vọng.
Huy Hoàng
Xem thêm: