Từ độ phân giải 0,35 megapixels đến chụp ảnh xóa phông như máy ảnh DSLR, camera điện thoại đã đi được một chặng đường dài.
 

Với một chiếc điện thoại, bên cạnh những tính năng cơ bản như nghe, gọi, nhắn tin thì chụp ảnh và quay phim là những tính năng được sử dụng nhiều. Trong vài năm gần đây, các hãng sản xuất đua nhau cải tiến camera điện thoại, xác định đây là đặc điểm then chốt để bán hàng. Năm 2018, nếu một mẫu điện thoại chụp ảnh không đẹp thì sẽ rất khó bán cho dù mẫu điện thoại ấy có thuộc phân khúc nào đi chăng nữa.

Nhưng trước khi có được ngày hôm nay, camera điện thoại đã trải qua một lịch sử dài phát triển với nhiều cột mốc đáng nhớ. Sau đây, chúng tay hãy cùng điểm lại những cột mốc quan trọng này.

Năm 2000: Samsung là hãng đầu tiên tích hợp camera trên điện thoại

Chiếc điện thoại di động đầu tiên có tích hợp camera được sản xuất bởi Samsung và ra mắt vào tháng 6/2000. Theo đó, SCH-V200 được trang bị màn hình TFT-LCD 1,5 inch cùng camera với khả năng chụp và lưu được 20 tấm hình ở độ phân giải 0,35 megapixels. Vào thời điểm đó, bạn sẽ cần phải kết nối trực tiếp điện thoại SCH-V200 vào máy tính để có thể lấy được ảnh chụp.

truoc khi dien thoai chup anh dep co nhieu camera nhu bay gio chung da trai qua nhung dau moc quan trong nay

Đã có một cuộc tranh luận nổ ra về việc đâu mới là mẫu điện thoại đầu tiên sở hữu camera. Nhiều người tin rằng chiếc J-Phone của Sharp với camera độ phân giải 0,11 megapixel mới là thiết bị có camera trước tiên. Nhưng theo các báo cáo chính xác thì J-Phone được phát hành tại Nhật vào tháng 11/2000, 5 tháng sau sự ra đời của Samsung SCH-V200. Điểm nhấn ở J-Phone so với người đồng nghiệp đến từ Hàn Quốc nằm ở điểm người dùng có thể chuyển hình ảnh vào máy tính thông qua kết nối không dây.

Năm 2005: Nokia ghi dấu ấn với sự sáng tạo trên chiếc N90

truoc khi dien thoai chup anh dep co nhieu camera nhu bay gio chung da trai qua nhung dau moc quan trong nay

Năm 2005, Nokia N90 đã góp phần nâng tầm camera trên di động lên một vị thế mới. N90 không chỉ sở hữu camera lên tới 2 megapixel, mà còn được trang bị ống kính Carl Zeiss, đèn flash LED và khả năng tự động lấy nét. Đặc biệt, người dùng có thể xoay màn hình máy để đem lại một kiểu dáng độc đáo giống máy quay phim cá nhân.

Năm 2007: Nokia N95 gây sốt với camera 5 "chấm"

truoc khi dien thoai chup anh dep co nhieu camera nhu bay gio chung da trai qua nhung dau moc quan trong nay

Samsung là người tiên phong sản xuất điện thoại với camera 5 megapixels, thế nhưng, Nokia N95 mới là đại diện xuất sắc khi đó. N95 được rất nhiều người dùng yêu thích nhờ camera 5 megapixels đi kèm ống kính Carl Zeiss chất lượng cao. Máy có thể ghi lại những shot hình chất lượng và quay video 30 hình/giây. Trên thực tế, camera 5 megapixels trở thành chuẩn mực cho các dòng điện thoại cao cấp trong vòng vài năm sau đó. Đáng buồn là camera khủng không thể cứu vãn sự suy thoái của Nokia do cơn bão smartphone bắt đầu tràn tới.

Năm 2007: Apple giới thiệu iPhone thế hệ đầu tiên với camera sau chỉ 2 MP

truoc khi dien thoai chup anh dep co nhieu camera nhu bay gio chung da trai qua nhung dau moc quan trong nay

Nếu chỉ so sánh về camera thôi thì đây là một sự thụt lùi. Nhưng iPhone, với một thiết kế mang tính cách mạng, không dùng bàn phím T9 hay QWERTY mà chỉ có một phím Home cứng duy nhất cùng màn hình cảm ứng kích cỡ lên tới 3,5 inch hoạt động trên nền hệ điều hành iOS đã mang lại một trải nghiệm chụp ảnh hết sức mới mẻ và thuận tiện. Màn hình cảm ứng lớn cũng giúp việc xem lại những hình ảnh đã chụp đã mắt hơn, chỉ cần gạt tay để xem ảnh kế tiếp hay phóng to, thu nhỏ hình ảnh bằng 2 đầu ngón tay.

Cũng bắt đầu từ iPhone, ngành công nghiệp điện toán nói chung bắt đầu có sự thay đổi chóng mặt. Cùng với sự bùng nổ nhanh chóng của mạng xã hội, nhu cầu có một chiếc máy ảnh chụp hình đơn giản, nhanh chóng ngày càng tăng khiến việc chụp ảnh trên iPhone được nhiều người lựa chọn.

Năm 2011: HTC và LG thử nghiệm camera kép chụp 3D nhưng thất bại

truoc khi dien thoai chup anh dep co nhieu camera nhu bay gio chung da trai qua nhung dau moc quan trong nay

Vào năm 2011, cả HTC và LG quyết định đi theo một hướng phát triển mới, đó là tập trung vào công nghệ camera 3D với 2 mẫu điện thoại là HTC Evo 3D và LG Optimus 3D. Những sản phẩm này được hỗ trợ camera kép 5 megapixel cùng khả năng chụp hình hay quay video ở dạng lập thể 3D. Tuy nhiên, họ đã xác định sai nhu cầu thực tế của người dùng, ngoài phim ảnh ra thì ảnh chụp 3D không mấy được người tiêu dùng đại chúng quan tâm.

Năm 2012: Nokia gây sốc với điện thoại có camera 41 MP

truoc khi dien thoai chup anh dep co nhieu camera nhu bay gio chung da trai qua nhung dau moc quan trong nay

Được giới thiệu lần đầu tiên vào ngày 27/02/2012 tại Mobile World Congress, Nokia gây sốc toàn thế giới công nghệ khi giới thiệu Nokia 808 PureView với ống kính Carl Zeiss và độ phân giải khổng lồ 41 MP. Tiền thân của chiếc điện thoại này chính là chiếc Nokia N8, vốn cũng là một đại diện xuất sắc của camera điện thoại với độ phân giải 12 MP.

Những bức ảnh chụp từ 808 PureView thật sự xuất sắc. Tuy nhiên, chính vì độ phân giải cao khiến cho tốc độ chụp và lưu ảnh mất nhiều thời gian, thêm vào đó, hệ điều hành Symbian không được ưa chuộng khiến chiếc điện thoại này cũng sớm đi vào dĩ vãng. Khi liên minh với Microsoft, Nokia tiếp tục đưa công nghệ camera khủng này lên chiếc điện thoại Lumia 1020. Tuy chất lượng hình ảnh vẫn ở mức xuất sắc nhưng rất tiếc, chiếc máy sau đó cũng dần đi vào quên lãng cùng sự chìm xuồng của hệ điều hành Windows phone.

Năm 2012: Samsung thử kết hợp smartphone và máy ảnh compact

truoc khi dien thoai chup anh dep co nhieu camera nhu bay gio chung da trai qua nhung dau moc quan trong nay

Nhu cầu lớn về smartphone chụp ảnh đã đẩy các hãng vào cuộc thí nghiệm mới, tạo ra một chiếc máy ảnh thông minh, kết hợp máy ảnh compact truyền thống với một chiếc smartphone. Kết quả của thí nghiệm này là mẫu Galaxy Camera.

Năm 2012, Samsung giới thiệu chiếc máy ảnh Galaxy Camera với độ phân giải 16,3 MP, zoom quang học 21X, chống rung OIS và đèn flash xenon. Model này chạy trên hệ điều hành Android Jelly Bean, kết nối 4G LTE và có khả năng nghe, gọi, nhắn tin như một chiếc điện thoại thông thường.

Sau đó, Samsung vẫn tiếp tục thử nghiệm thêm với 2 mẫu là Galaxy S4 Zoom và Galaxy K-zoom. Tuy nhiên, sự đón nhận của người dùng đối với ý tưởng này không cao vì không ai muốn mang theo một chiếc điện thoại quá cồng kềnh bên mình.

Năm 2013: Thuật ngữ "selfie" chính thức xuất hiện trong từ điển Oxford

truoc khi dien thoai chup anh dep co nhieu camera nhu bay gio chung da trai qua nhung dau moc quan trong nay

Từ selfie được cho là xuất hiện đầu tiên trên một diễn đàn điện tử của Tập đoàn Truyền hình Úc (ABC) vào tháng 9/2002. Khi đó, cậu sinh viên có nickname Hopey đã tự chụp khuôn mặt mình với môi dưới bị rách toác do vấp té trong lúc say rượu, rồi đưa lên diễn đàn của ABC với chú thích: "Um, xỉn ngoắc cần câu ở tiệc sinh nhật thứ 21, tớ bước khập khiễng… rồi ngã sấp và chạm đất bằng môi (theo sau là cái răng cửa). Môi dưới của tớ bị xẻ dài 1 cm. Xin lỗi vì hình tập trung vào điểm này, đó là một ảnh tự sướng".

Sau đó, thuật ngữ này bắt đầu lan tỏa nhanh trong trên mạng cùng với trào lưu tự chụp ảnh chân dung của chính mình bằng camera trước của điện thoại. Điều này khiến từ điển Oxford đã phải cập nhật phần định nghĩa cho từ selfie vào trong cơ sở dữ liệu của mình. Oxford định nghĩa selfie là một bức ảnh tự chụp, đặc biệt là bằng điện thoại thông minh hoặc webcam, và đăng tải lên mạng xã hội

Selfie cũng được chọn là từ ngữ tiêu biểu của năm 2013 do số lượt dùng tăng vọt đến 17.000% trong vòng 12 tháng trong năm đó, Oxford Dictionaries trong thông cáo ngày 19/11/2013 cho biết.

Những năm sau đó: tập trung phát triển phần mềm, tăng kích thước điểm ảnh

truoc khi dien thoai chup anh dep co nhieu camera nhu bay gio chung da trai qua nhung dau moc quan trong nay

Nhận thấy chất lượng ảnh chụp đang dần đi tới điểm bão hòa, các nhà sản xuất lựa chọn phương thức phát triển các tính năng độc đáo như một công cụ PR cho sản phẩm của mình. Photo Sphere đến từ Google, chế độ Panorama của Apple, BlackBerry với Time Shift, Zoe phát triển bởi HTC… đều có những nét thú vị rất riêng.

Trong nỗ lực mới hơn để tạo lợi thế cạnh tranh. Các hãng điện thoại bắt đầu tăng kích cỡ pixel, chất lượng cảm biến. HTC góp một phần tiên phong trong xu hướng này. Hãng đã tạo ra công nghệ Ultrapixel với kích thước điểm ảnh lên đến 2 micromet trên model HTC One M7.

truoc khi dien thoai chup anh dep co nhieu camera nhu bay gio chung da trai qua nhung dau moc quan trong nay

2016: Camera kép xóa phông

truoc khi dien thoai chup anh dep co nhieu camera nhu bay gio chung da trai qua nhung dau moc quan trong nay

Ngày 16/09/2016, Apple giới thiệu 2 mẫu iPhone thế hệ thứ 10 là iPhone 7 và iPhone 7 Plus. Trong đó, iPhone 7 Plus sở hữu camera kép.

Camera kép đã xuất hiện trên điện thoại từ lâu nhưng iPhone 7 Plus là chiếc điện thoại camera kép đầu tiên có khả năng xóa phông khi chụp chân dung tương tự như những chiếc máy ảnh DSLR đắt tiền. Để làm được điều đó, Apple đã trang bị cho iphone 7 plus 2 camera: camera chính độ phân giải 12 MP, ống kính khẩu độ f/1.8 tiêu cự 28 mm. Camera thứ hai của máy có cùng độ phân giải với camera chính, ống kính khẩu độ f/2.8 tiêu cự 56 mm.

2017: Xóa phông bằng trí tuệ nhân tạo (AI)

truoc khi dien thoai chup anh dep co nhieu camera nhu bay gio chung da trai qua nhung dau moc quan trong nay

Ngày 04/10/2017, Google giới thiệu 2 chiếc điện thoại Pixelvà Pixcel 2 XL. Tuy không được trang bị camera kép nhưng 2 mẫu điện thoại của Google gây bất ngờ với khả năng chụp ảnh xóa phông không kém iPhone 7 Plus. Điều đó đạt được là Google đã dùng một thuật toán có tên gọi là DeepLab để xử lý.

Thuật toán DeepLab là thuật toán phân lớp các đối tượng trong khung hình, áp dụng được cho cả video và ảnh tĩnh. Nó có thể bóc tách từng vật thể ra khỏi ảnh bằng cách quan sát, học hỏi và nhận biết sự thay đổi mật độ và tính chất của các pixel trong tấm hình.

truoc khi dien thoai chup anh dep co nhieu camera nhu bay gio chung da trai qua nhung dau moc quan trong nay

Kết quả của thuật toán này đó là nó có thể bóc tách rất chính xác chủ thể ra khỏi nền. Sau khi bóc xong thì nền có thể được thay thế bằng nền khác, hoặc lấy nền cũ làm mờ đi cũng được. Còn lớp chủ thể thì vẫn giữ nguyên, sau đó đem đè lên nền là xong. Như trong ảnh dưới bạn có thể thấy được cách mà thuật toán này chạy.

Thuật toán này hay ở chỗ có thể thay thế được cho camera kép bởi camera kép trên điện thoại hiện nay cũng vận dụng nguyên lý tương tự để chụp chân dung. Thay vì sử dụng thuật toán để tách chủ thể, nó sử dụng thêm camera thứ hai để ghi nhận thông tin chiều sâu (là khoảng cách của chủ thể với nền), sau đó dùng phần mềm để tạo hiệu ứng cho nền đẹp hơn, mờ hơn. Theo lý thuyết thì đo bằng phần cứng sẽ chính xác hơn so với phần mềm, vậy mà kết quả từ thuật toán của Google có thể tiệm cận được với đo vật lý thì thật sự đáng nể.

Năm 2018: Điện thoại có nhiều hơn 2 camera sau hoặc 1 camera duy nhất + AI

2 camera sau vẫn chưa phải là giới hạn. Các nhà sản xuất smartphone tiếp tục đưa thêm camera vào chiếc điện thoại. Huawei P20 Pro là chiếc điện thoại đầu tiên trên thế giới có tới 3 camera sau: 1 camera 8 MP, 1 camera màu 40 MP và 1 camera đơn sắc 20 MP. Samsung cũng vừa ra mắt một mẫu điện thoại theo xu hướng này với 4 camera sau.

truoc khi dien thoai chup anh dep co nhieu camera nhu bay gio chung da trai qua nhung dau moc quan trong nay

Tuy nhiên, đó không phải là xu hướng duy nhất mà các nhà sản xuất áp dụng trong năm 2018. Đưa nhiều camera vào điện thoại vừa tốn kém chi phí nguyên vật liệu, vừa gây khó khăn cho quá trình sản xuất. Mới đây, thế hệ Bphone mới nhất của Bkav được ra mắt với 1 camera sau nhưng vẫn có khả năng chụp chân dung xóa phông một cách ấn tượng. Bkav cũng áp dụng cách mà Gooogle làm với Pixel 2 đó là dùng thuật toán DeepLab của Google.

truoc khi dien thoai chup anh dep co nhieu camera nhu bay gio chung da trai qua nhung dau moc quan trong nay

Trong thời gian tới, xu hướng xử lý ảnh bằng AI có lẽ sẽ chiếm ưu thế hơn vì sử dụng phần mềm sẽ có ít giới hạn hơn sử dụng phần cứng.

Đạt Vũ (Tổng hợp)