Bản Concerto dành cho 2 sáo song ca giọng Sol trưởng trong QV 6:7 của Johann Joachim Quantz tạo nên một tương phản mạnh mẽ, thả hồn duyên dáng, mềm mại thư thái phô bày những xúc cảm lãng mạn sâu lắng chân thật, đưa thính giả đến với sự ngọt ngào của miền xa xăm nào đó mà nằm ngay trong chính bạn. 

. Tác phẩm được chia làm 3 chủ đề:

  1. Allegro ma non tanto [00:00]
  2. Andante [05:08]
  3. . Allegro assai [08:55]

Chương 1 bắt đầu với tiết tấu nhịp nhanh giật siêu khỏe của dàn nhạc gọi mời 2 cây sáo cất giọng song ca đầy hoa mỹ trên thềm vang quý tộc của Clavecxanh tạo nên một ấn tượng kịch tính vui nhộn của những hình ảnh tinh tế bề nổi tâm hồn mà ta thường thấy trước những cái đẹp tự nhiên. Bạn phải lắng nghe rất cẩn thận mới có nhận ra có 2 tiếng sáo hợp tấu tâm sự chứ không phải 1.

Và chương 1 mở đầu đã tạo nên một tương phản mạnh mẽ cho chương 2 thả hồn duyên dáng ngân nga mềm mại thư thái phô bày những xúc cảm lãng mạn sâu lắng chân thật, tiễn đưa thính giả đến với sự ngọt ngào của miền xa xăm nào đó mà nằm ngay trong chính bạn. Đó là sự ngây ngô liên kết của tĩnh lặng trong chính cõi lòng bạn. Đừng quên câu ngạn ngữ “Khi ngủ say thì một chú sư tử cũng trở nên hiền lành”, cũng thế ấy, khi bạn khám thế giới yên bình tĩnh lặng bên trong tâm hồn thì có sự khác biệt nào giữa bạn và toàn bộ thế giới?

Nếu bạn ngộ được điều này thì bạn sẽ tỉnh giấc để quay trở lại với thực tại đầy đủ gồm cả nông cả sâu cả mềm mại và mạnh mẽ cùng một lúc của “chương 3 Allegro assai” – một sự tổng hòa tuyệt diệu của cả hai chương trước nó. Đó cũng là tinh thần khúc triết của nghệ thuật âm nhạc kinh điển.

 

Mời quý độc giả thưởng thức sự tinh tế của Johann Joachim Quantz qua ‘Concerto for 2 flutes in G major QV 6:7’: 

Vài nét chấm phá về tác giả

Johann Joachim Quantz, tên khi sinh là Hanß Jochim Quantz (1697-1773) là nhà soạn nhạc, nghệ sĩ flute và người chế tác flute người Đức. Ông là tác giả của hơn 500 bản concerto và sonata dành cho flute. Ông cũng đưa nhiều cải tiến về cơ cấu và cách chơi nhạc cụ này. Quantz là người ủng hộ việc sử dụng mức độ mạnh, nhẹ từ ppp đến fff (cực nhỏ đến cực to) thay cho p đến f (nhỏ đến to) như các nhà soạn nhạc thời kỳ âm nhạc Baroque đã làm. Ông cũng là thầy dạy sáo flute cho Friedrich II – Vua của nước Phổ.