Có những câu thơ đi suốt cả một đời người. Nó như nhắc lại những kỉ niệm bắt cá giữa đường khi con sông quê đục ngầu nước lũ tràn qua mảnh ruộng, ao làng. Nó như một gương mặt bè bạn bất chợt gợi ta nhớ thuở bắt cào cào châu chấu, đào dế ven đê…

Tiếp theo Phần 1Phần 2

Nước mắt đau buồn khi chưa tìm ra chân lý, nó làm bao người nhỏ lệ. Nhưng trong tư duy phản lý nó có thể làm cho bao người phấn chấn hơn để đi tìm tương lai, tìm Giác Giả mà Giác Ngộ!

Giọt lệ thành tiếng hay giọt lệ không thành tiếng?

Chữ xưa đã có Khốc (khóc thành tiếng) lại còn có Khấp (khóc không có tiếng, khóc thầm lã chã giọt châu: Thiên hạ hà nhân Khấp Tố Như).

Chữ xưa có “Lệ” là nước mắt, lại còn có “Thế” cũng là nước mắt. Họ Trần đã khóc bằng nước mắt của thời cổ xưa, khi Thần và người sáng tạo ra những triều đại như cổ tích. Thế là nước mắt nhưng xuất phát từ một nỗi niềm đau buồn lớn.

Buồn cho người ta “Lệ” ứa; Bi cho người ta “Thế” tràn. Giọt nước mắt trong Thế đúng là giọt nước mắt của Giác Giả, của Từ bi.

Ai đó nói rằng, đại dương hôm nay chính là giọt nước mắt ngày xưa của Phật. Nhân loại đang tồn tại nhờ giọt nước mắt cứu độ ấy!

Ảnh: pinterest.com

Bài thơ mở đầu” Đăng” nhưng kết thúc lại là “Hạ”. Có phải nhà thơ chậm chạp đi xuống khi không tìm thấy vinh quang Tam Đài?

Có lẽ đó là giọt lệ lớn, là nỗi đau lớn khi biết mình và thế nhân vẫn sống trong Mê Mờ không nhìn thấy những giá trị vĩnh hằng, mãi bơi lội trong kiếp luân hồi nhân sinh?

Thơ của Trần Tử Ngang có nỗi buồn man mác, thấu hiểu sự mênh mang vô cùng của trời đất, lẽ huyền vi của tạo hóa, sự thịnh suy được mất của các triều đại, sự biến dịch của nhân quả, sự ngắn ngủi hữu hạn của kiếp người. Cảm nhận được điều này ta mới thấy ung dung, an nhiên tự tại, thấu suốt lẽ sinh tử của kiếp người…

Cũng là cái nhìn truyền thống về bài thơ này. Khi đi vào thế giới tu luyện,ta có thể hiểu được với người xưa, cảm xúc, suy nghĩ đều có trường năng lượng thuần chính chi phối.

Nếu Vương Chi Hoán khi lên lầu Quán Tước nhìn thấy sự tráng lệ, hùng vĩ của Mặt Trời trắng và dòng Hoàng Hà trắng xóa giữa biển khơi rồi muốn lên cao hơn nữa:

“Dục cùng thiên lý mục,
Cánh thượng nhất tằng lâu”

Ảnh: pinterest.com

Thì họ Trần điềm đạm hơn, ông nhìn thời không thao thiết; trước hết là tự thương mình mà nhỏ giọt nước mắt vĩ đại. Một bên là “Thượng”, một bên là “Hạ”. Cả “lên” và “xuống” đều có tầm vóc của con người vũ trụ. Hai khoảnh khắc ấy là bất tử. Người đọc tự lựa chọn cho mình cái sự lên/xuống ấy trong đời.

Hai chữ “Thương Nhiên” nếu tách khỏi chữ và đọc ra tiếng, người ta rất dễ liên tưởng tới chữ đồng âm khác. “Thương Nhiên, Thương Khung” là đại vũ trụ. Nối kết tiểu vũ trụ với thiên địa thời không; nối kết với tầng cao hơn nữa là với đại khung ngoài cõi Thiên Hà…

Những người theo Đạo Gia và Phật Gia tu thành chính quả, thậm chí họ chưa có quả vị đang đứng trong Tam Giới, bao nhiêu người đã có những công năng đặc dị; họ được khai mở Thiên Mục để câu thông với các sinh mệnh cao tầng.

Họ có những khả năng siêu phàm như Thiên lý thông, Túc mệnh thông, Thiên nhĩ thông… Họ có thể nghe được những âm thanh thế giới khác, âm nhạc huyền diệu từ tầng trời khác; họ nhìn được những cảnh quan của thế giới xa xôi ngay trong thư phòng của mình. Đặc biệt, họ có thể nhìn thấy rõ ràng quá khứ và tương lai của sinh mệnh, của thời đại. Điều này giải thích cho ta về những tiên tri và những nhà tiên tri nổi danh như Lưu Bá Ôn, như Trạng Trình…

Ảnh: tinhhoa

Các nhà thơ sau này khi nói tới thời gian ai cũng buồn, cũng vội vàng cuống quýt?

“Cái bay không đợi cái trôi
Cái tôi phút ấy sang tôi phút này”

(Xuân Diệu)

Họ đâu tin có thế giới bên kia? Đâu thao thức với miền tịnh không để “phản bổn quy chân”?
Cách hiểu phổ biến nhất được người Trung Quốc hiện nay hiểu vẫn là nhìn bài thơ ở lớp vỏ bề ngoài:

Thánh quân xưa tôi không thấy một ai cả, Minh quân ngày sau thì phải đợi đến bao giờ? Nghĩ đến sự miên trường vô hạn của vũ trụ trời đất mà tôi cảm nhận sự ngắn ngủ tạm bợ của nhân sinh, một mình, rơi nước mắt …

Đọc bài thơ, có cảm nhận họ Trần ở trên cao đã “mục kiến sở thị” được dòng thời gian lặng lẽ, âm thầm mà đầy sức mạnh quyết đoán đang bình thản trôi chảy. Vị Thần Thời Gian ấy đẩy những con thuyền lớn với xiêm y lộng lẫy, với réo rắt Thiều ca lời Thần thánh… Những triều đại cùng văn hóa bán Thần như đời Nghiêu, Thuấn, đời Thang, Chu… xa dần, nhưng không mất.

Thời gian vẫn thao thiết. Họ Trần đang dừng mái chèo lan quế để đợi chờ những con thuyền khác. Họ là những vị Thần, những Giác Giả tiếp tục tạo thêm triều Nghiêu, Thuấn, triều Chu…

Chờ đợi để gặp những sinh mệnh vĩ đại và theo đó là những triều đại vĩ đại… Có nỗi buồn nhưng là cái buồn của những hy vọng cao cả. Đứng ở góc độ thế tục là như vậy. Ở cao tầng cách nhìn hẳn cho ta nhiều suy niệm triết học cao xa hơn.

Ảnh: club.mmweb.tw

Thời gian bình thản trôi theo chiều ngang trên cao. Và từ trên cao, không gian cũng mở rộng đến vô cùng. Theo những suy niệm để đến những miền viễn du vô tận. Họ Trần không lẻ loi bởi ông thấy mình là lạp tử hòa tan và Thương Nhiên xanh thẳm…

Khi đọc bài thơ này, ta thường nhớ tới 2 bài thơ khác của cùng tác giả. Muốn mọi người cùng đọc để hiểu mạch cảm hứng của họ Trần là thống nhất.

Cảm Ngộ 1 (Bản dịch Mai Lang)

Trăng mới biển tây mọc,
dương phân định đây.
(U dương thuỷ hoá sinh.)
Phía đông tròn mặt nhật,
Hồn bóng đọng ngưng nay.
Thái cực sinh trời đất,
Nguyên sơ đã khuyết đầy.
Chất đi lượng ở lại,
Tam ngũ ai khôn bày.

Trăng mới biển tây mọc, (Ảnh: pinterest.com)

Cảm Ngộ 2 (bản dịch của Ngô Tất Tố)

Thờ ơ xuân hết hè qua,
Chòm lan khóm nhược sao mà xanh xanh!
Rừng không, tươi đẹp một mình,
Cái bông đỏ thắm, cái cành tím tươi.
Lân la ngày bạc muộn rồi,
Gió thu hiu hắt bên trời thổi qua.
Úa tàn thôi hết mùa hoa,
Ý thơm rút lại còn ra trò gì!

Cũng cần chú ý chữ “U” trong âm Hán ở 2 bài này! Và cùng một cảm hứng,Thi Phật Vương Duy đã cho ta một kiệt tác “Mạnh Thành ao”:

Tân gia Mạnh Thành khẩu,
Cổ mộc dư suy liễu.
Lai giả phục vi thuỳ,
Không bi tích nhân hữu.

Ảnh: pinterest.com

Dịch nghĩa:

Mới dọn về nhà mới ở cửa thung lũng Mạnh Thành,
Cây cối chủ trước trồng, chỉ còn lại vài gốc liễu cỗi mà thôi.
Sau ta, ai sẽ là người đến ở nơi đây?
Ắt hẳn xót xa khi thấy những gì người trước để lại.

Dịch thơ ( bản dịch của Khương Hữu Dụng):

Mạnh Thành dựng một ngôi nhà
Dấu xưa còn lại năm ba liễu gầy
Biết sau ai ở chốn này
Ích gì buồn cảnh trước ngày có ta.

Cảm hứng buồn nhưng an nhiên trước lẽ thịnh suy của đất trời, của cõi nhân sinh khởi xuất từ Trần Tử Ngang. Theo sau họ Trần có nhiều tác phẩm lớn.

Đây là bài: Lâm Giang Tiên của Dương Thận đời nhà  Minh:

Trường Giang cuồn cuộn chảy về đông?
Bạc đầu ngọn sóng cuốn anh hùng,
Thị phi thành bại theo dòng nước,
Sừng sững cơ đồ bỗng tay không.
Núi xanh nguyên vẹn cũ
Bao độ ánh triều hồng,
Bạn ngư tiều dãi dầu trên bãi,
Vốn đã quen gió mát trăng trong,
Một vò rượu nếp vui gặp gỡ,
Chuyện đời tan trong chén rượu nồng.

Trường Giang cuồn cuộn chảy về đông? (Ảnh: pinterest.com)

Dù kể bao nhiêu trước tác khác đi nữa thì cũng chưa ai vượt được cái đa nghĩa, uyên áo, cái thích thảng của bài ca trên đài U Châu này. Và đặc biệt là, họ Trần đã cho ta “đồng tác giả ” tham dự cảm nhận của riêng mình khi phối nhiều bè, nhiều nhạc cụ để hát cùng Ông!

Clip hay:

videoinfo__video3.dkn.tv||db57215da__