Các hãng truyền thông nổi tiếng lần lượt đăng tải các bức ảnh tuyệt đẹp do các nhiếp ảnh gia ghi lại về hiện tượng siêu trăng diễn ra hôm 3/12 từ nhiều nơi trên Trái Đất và ngoài không gian

Khoảnh khắc siêu trăng mọc lên sau đỉnh tháp của chùa Uppatasanti ở Naypyitaw, Myanmar. Siêu trăng chỉ cách Trái Đất 357.492 km, trong khi khoảng cách trung bình là 382.900 km. Ảnh: National Geographic.
Những dải mây mỏng vắt ngang qua siêu trăng sáng rực ở tu viện Whitby, Yorkshire, Anh. Ảnh: National Geographic
Hình ảnh máy bay lao qua siêu trăng để lại hai vệt khói dài phía sau được nhiếp ảnh gia ghi lại ở Van, Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: National Geographic.
Siêu trăng tròn và lớn xuất hiện phía sau mô hình tượng Nữ thần Tự do trên nóc tòa nhà Liberty ở Buffalo, New York, Mỹ. Ảnh: National Geographic.
Chiếc cối xay gió biểu tượng của Highlands Ranch, Colorado, Mỹ được siêu trăng chiếu sáng. Ảnh: National Geographic.
Siêu trăng tỏa sáng rực rỡ trên trời, bên cạnh là núi lửa Agung, Bali, Indonesia, vừa hoạt động lại tháng trước
Hình ảnh siêu trăng to và rõ nét nhìn từ một đường cao tốc gần Yangon, Burma, Myanmar. Ảnh: BBC
Khoảnh khắc Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) di chuyển qua siêu trăng lọt vào ống kính của nhiếp ảnh gia ở Pennsylvania, Mỹ. Ảnh: Guardian.
Siêu trăng lớn và đỏ rực mọc lên phía sau tòa nhà Quốc hội Mỹ ở Washington D.C. Ảnh: Washington Post.
Randolph Bresnik, phi hành gia NASA đang hoạt động trên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS), chụp lại cảnh siêu trăng xuất hiện trên Mông Cổ nhìn từ ngoài không gian. Ảnh: Space.

Thời điểm tốt nhất để chiêm ngưỡng siêu trăng là vài phút sau khi Mặt Trời lặn và Mặt Trăng tròn vừa mọc. Hiệu ứng ảo ảnh quang học khi đó sẽ khiến Mặt Trăng trông lớn và sáng hơn so với lúc ở vị trí cao nhất trên bầu trời.

Siêu trăng tiếp theo sẽ xảy ra vào ngày 2/1 và 31/1 đầu năm 2018.

Hoài Anh

Từ Khóa: