Có phải bạn đã dành toàn bộ thời gian nghỉ cuối tuần để vệ sinh nơi ở của mình thật sạch sẽ, nhưng đến ngày hôm sau thì nhà bạn trông như chưa bao giờ được lau dọn? Chúng tôi sẽ đưa ra cho bạn một giải pháp hữu hiệu hơn cho ngôi nhà sạch của bạn.

Bạn không cần thiết phải lau dọn quá thường xuyên một vài nơi trong nhà mình, vì vậy hãy dẹp dụng cụ lau chùi của bạn sang bên nhé. Nhà cửa sẽ gọn gàng ngăn nắp và sáng bóng chỉ cần bạn lên một kế hoạch dọn nhà hợp lý.

Hàng ngày

  • Để tránh những vết rỉ sét trên bồn rửa chén bằng thép không rỉ của bạn, hãy nhớ lau khô sau khi dùng.
  • Đối với phòng tắm lát gạch men: hãy dùng đồ phun lau cửa sổ để làm sạch phòng tắm của bạn khỏi nấm mốc.
  • Chén đĩa: đừng bao giờ để chén đĩa dơ qua đêm và cũng đừng ngâm chúng quá lâu, vi khuẩn sẽ dễ dàng sản sinh trong nước bẩn.
  • Các bàn ăn và kệ bếp: nên lau sạch chúng bằng giẻ ướt để làm sạch các mảng thức ăn thừa.
  • Giặt đồ: đừng đợi đến khi đầy thùng giặt, hãy giặt quần áo mỗi ngày để tránh vi khuẩn phát sinh trên quần áo dơ của bạn.

Một tuần một lần

  • Những chiếc ga trải giường cần được giặt riêng với quần áo của bạn ở một nhiệt độ cao và nên được phân loại riêng tuỳ theo chất liệu vải.
  • Đối với sàn nhà, trước tiên bạn nên dùng chổi quét sàn hoặc máy hút bụi để làm sạch, và sau đó lau sạch lại bằng giẻ lau nhà. Chú ý quan trọng: bạn nên lau sạch sàn nhà 3 lần 1 tuần nếu bạn có con nhỏ hoặc nuôi thú cưng trong nhà.
  • Làm sạch những tủ đựng trong phòng tắm và kệ treo tường bằng dung dịch khử trùng, và bạn cần cất những bàn chải đánh răng trong những hộp kín.
  • Vật dụng: hãy dùng những chiếc khăn bằng vải sợi tổng hợp để lau đồ đạc của bạn vì chúng sẽ không làm trầy xước bề mặt của các vật dụng.
  • Hãy dùng nước rửa chén và nước ấm để loại bỏ những vết bẩn từ dầu mỡ trên các dụng cụ nhà bếp.
  • Khi lau chùi các vòi nước ở nhà bếp và phòng tắm, hãy dùng các sản phẩm vệ sinh không chứa chất clo hoặc axit mạnh.

Một tháng một lần

  • Hãy dùng muối nở (baking soda) để làm sạch lò vi sóng. Đó là sản phẩm tốt nhất dùng vệ sinh men sứ, và nó kháng mùi rất tốt.
  • Bộ lọc chân không: hãy làm sạch hộp chứa chất bẩn và cả đầu lọc nữa.
  • Tấm chắn sáng và lỗ thông gió: hãy hút bụi những tấm vỉ bằng lực hút thấp trước khi bạn làm sạch chúng bằng xà phòng và nước.
  • Sử dụng những khăn lau bụi bằng chất xơ tĩnh điện hoặc các loại chổi mềm khác để làm sạch các chân đèn treo tường và những cái đèn đứng để sàn.

Khoảng 3 đến 6 tháng một lần

  • Tủ lạnh: dùng muối nở (baking soda) sẽ giúp loại bỏ mùi hôi và làm sạch tủ lạnh của bạn một cách hoàn hảo.
  • Gối, mền, nệm: nếu bạn không thể hoàn toàn vệ sinh chúng, ít nhất hãy phơi nắng chúng trong vài giờ để loại bỏ những con ve bụi nhà.
  • Để loại bỏ các loại nấm mốc bám vào màn tắm nhà bạn, hãy giặt bằng máy giặt rồi sau đó đem phơi khô chúng.
  • Bộ lọc máy hút mùi nhà bếp: ngâm chúng trong nước sôi vài phút, sau đó chùi rửa sạch hoàn toàn bằng nước rửa chén.
  • Lò nướng: hãy làm nóng lò nướng trong khoảng 20 phút trước khi dùng chất tẩy để làm sạch chúng.

Một năm một lần

  • Những chiếc thảm và nệm ghế: dùng các sản phẩm vệ sinh đặc biệt để loại bỏ bụi bẩn và các vết ố. Chú ý, nếu bạn nuôi thú cưng thì nên làm thực hiện việc vệ sinh 6 tháng một lần.
  • Cửa sổ: đừng bao giờ chùi rửa cửa sổ vào những ngày nắng vì dung dịch tẩy rửa sẽ bám vào lớp cửa kính khô nóng rất nhanh và để lại vệt bám trên mặt kính. Chú ý, nếu cửa sổ của bạn hướng ra đường phố nhiều phương tiện giao thông, bạn nên vệ sinh chúng mỗi 6 tháng một lần.
  • Màn cửa: hãy giặc màn cửa bằng máy giặt hoặc dùng thiết bị hấp hơi nước tuỳ theo chất liệu vải màn.

Quỳnh Như